Cách đọc bảng cân đối kế toán: Tài sản ngắn hạn là gì?

Trong bài học trước, chúng ta đã nghiên cứu tổng quan về bảng cân đối kế toán. Trong đó, Tài sản và nguồn vốn là hai thành phần chính của một bảng cân đối kế toán. Trong các bài học tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư hiểu biết chi tiết hơn về các loại tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản được phân chia thành các loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Giải thích các mục tài sản dài hạn sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài tiếp theo TẠI ĐÂY. Còn trong bài học này, chúng tôi tập trung giải thích các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn.

I. Các chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo, có thể chuyển đổi thành tiền, có thể sử dụng hay bán trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Các loại tài sản ngắn hạn như hình 1.

Các loại tài sản ngắn hạn

Hình 1. Các loại tài sản ngắn hạn  trên bảng cân đối kế toán (cổ phiếu PNj theo nguồn dautuxuhuong.com)

Chi tiết các mục này như sau:

1. Tiền và tương đương tiền:

     Trên bảng cân đối kế toán, Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tổng số tiền và các khoản tương đương tiền mà doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời điểm báo cáo, bao gồm:

     1.1. Tiền: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, các loại tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang  được chuyển.

     1.2. Các khoản tương đương tiền: Phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn (thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định; đồng thời không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm lập báo cáo. Ví dụ như: Tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:  

     Là chỉ tiêu thể hiện toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư ngắn hạn ( Sau khi đã tính trích lập dự phòng). Trong đó không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn đã được trình bày trong các chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền  và Phải thu về cho vay ngắn hạn.

     Chi tiết các khoan đầu tư tài chính ngắn hạn như sau:

     2.1. Chứng khoán kinh doanh: Thể hiện giá trị các khoản chứng khoáncác công cụ tài chính khác mà doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời điểm báo cáo. Việc nắm giữ với mục đích kinh doanh tức là chờ tăng giá để bán ra kiếm lời. Các công cụ tài chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn… nắm giữ vì mục đích bán kiếm lời cũng có thể được phản ánh trong chỉ tiêu này. 

     2.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Trong quá trình nắm giữ các chứng khoán kinh doanh, giá của chúng có thể bị giảm. Theo quy định, phần giá trị tổn thất này cần phải được trích lập dự phòng và được ghi bằng số âm vào mục dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Trích lập dự phòng sẽ làm giảm giá trị chứng khoán kinh doanh.

     2.3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: Tại thời điểm lập báo cáo, nếu doanh nghiệp có các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và  kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng, thì sẽ được phản ánh trên chỉ tiêu này. Ví dụ như:  tiền gửi có kỳ hạn, thương phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán nợ khác.

3. Các khoản phải thu ngắn hạn

      Trong Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể xảy ra một trong sốc các trường hợp như:

    - Doanh nghiệp đã bán hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán và nợ tiền doanh nghiệp;

    - Doanh nghiệp đã tạm ứng tiền cho các nhà cung cấp nhưng chưa nhận được hàng hóa vật tư. Tức là, các nhà cung cấp đang nợ doanh nghiệp

     Khi đó, giá trị các khoản nợ này được phản ánh trong chỉ tiêu khoản phải thu. 

     Tại thời điểm báo cáo, Nếu Thời hạn thu hồi các các khoản này không quá 12 tháng (hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường) thì sẽ được thể hiện trên mục các khoản phải thu ngắn hạn.

Chi tiết các khoản này bao gồm các chỉ tiêu sau:

     3.1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng: phản ánh các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với các khách hàng về tổng số tiền bán các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cũng như các tài sản khác.

     3.2. Trả trước cho người bán ngắn hạn: phản ánh số tiền doanh nghiệp đã trả trước cho nhà cung cấp, cho người bán hàng

     3.3. Phải thu nội bộ ngắn hạn:  phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc; và giữa các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn

     3.4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng: Phản ánh số chênh lệch dương trong các hợp đồng xây dựng dở dang giữa 2 chỉ tiêu sau: 

- Doanh thu mà doanh nghiệp đã ghi nhận luỹ kế (tương ứng với phần công việc đã hoàn thành)

- Tổng số tiền luỹ kế mà  khách hàng phải thanh toán theo tiến độ 

     3.5. Phải thu về cho vay ngắn hạn: Phản ánh các tài sản ngắn hạn là mà doanh nghiệp cho cho vay ( không bao gồm các nội dung được phản ánh ở chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”)  như cho các khoản vay bằng khế ước, hợp đồng vay giữa hai bên

     3.6. Phải thu ngắn hạn khác:  Phản ánh  các khoản phải thu khác  như: Phải thu về các khoản đã chi hộ, cổ tức được chia, tiền lãi, các khoản tạm ứng, ký cược, ký quỹ, cầm cố, cho mượn tạm thời…

     3.7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Khi các khoản phải thu đến hạn mà chưa trả được, thì theo quy định doanh nghiệp phải trích lập dự phòng tổn thất các khoản naỳ. Giá trị trích lập được phản ánh trên chỉ tiêu dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). (Khi đó, nó sẽ làm giảm giá trị khoản phải thu gốc đi).

     3.8. Tài sản thiếu chờ xử lý: Mục này phản ánh các tài sản mất mát, thiếu hụt  chưa rõ nguyên nhân và đang chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. 

4. Hàng tồn kho

     Mục này phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại hàng tồn kho dự trữ trong quá trình sản xuất, kinh doanh sau khi đã trừ đi trích lập dự phòng giảm giá, bao gồm các khoản sau:

     4.1. Hàng tồn kho: phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho tại một thời điểm của doanh nghiệp, được luân chuyển trong một chu kỳ kinh doanh thông thường. Hàng tồn kho bao gồm: Hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán,... Chỉ tiêu này không bao gồm giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và giá trị thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.

     4.2.  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tại một thời điểm, giá trị thuần hàng tồn kho có thể suy giảm so với giá trị gốc ban đầu của nó. Vì vậy, phải trích lập dự phòng sự giảm giá này. 

Giá trị trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng phần chênh lệch giữa giá trị gốc và giá trị thuần hiện tại của hàng tồn kho. Nó được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (...) trong chỉ tiêu Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

5. Tài sản ngắn hạn khác

     Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.

II. Giới thiệu cách xem chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán trên website của hệ thống.

Để tìm các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư có thể sử dụng website của chúng tôi, theo các bước sau:

Bước 1: Gõ tên cổ phiếu quan tâm vào ô tìm kiếm như hình bên dưới

Bước 1. cân đối kế toán

 

Bước 2: Click chọn Báo cáo tài chính:

Bước 2. Cân đối kế toán

 

Bước 3: Click vào dấu (+) để xem chi tiết từng mục :

Bước 3

Nghiên cứu tài sản ngắn hạn của công ty, cho chúng ta nhiều điều thú vị. Đối với các công ty tăng trưởng bền vững, lượng tiền và tương đương tiền, và các khoản tiền gửi ngân hàng thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, các công ty không có lợi thế cạnh tranh, lượng này thường ít . Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của những công ty yếu kém thường là các khoản phải thu,...các bạn có thể tìm hiêu và đọc bài viết: https://dautuxuhuong.com/news/bai-3-cach-doc-bao-cao-tai-chinh-lua-chon-doanh-nghiep-tot-qua-bang-can-doi-ke-toan.html

Trên đây là các kiến thức cơ bản về tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán, hy vọng bài viết mang lại nhiều điều hấp dẫn cho hà đầu tư.

 

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

Thành Nam IFT

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập