ACV công bố KQKD 6 tháng đầu năm rất khả quan. Triển vọng tích cực. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV - Khả quan) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2018 chưa soát xét với doanh thu thuần đạt 7.937 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ); LNTT đạt 3.819 tỷ đồng (tăng 63% so với cùng kỳ) và LNST đạt 3.089 tỷ đồng (tăng 80% so với cùng kỳ). Theo đó công ty đã hoàn thành được 50% kế hoạch doanh thu và 67% kế hoạch LNTT. ACV đặt kế hoạch thận trọng cho năm 2018 với doanh thu là 16.029 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) và LNTT là 5.665 tỷ đồng (tăng trưởng 9%).
KQKD 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh với doanh thu thuần tăng 15% so với cùng kỳ còn LNST tăng 80% so với cùng kỳ. Cho năm 2018, HSC dự báo LNST tăng trưởng 37%. Cho năm 2019, HSC giả định ACV sẽ dừng hoạt động 1 đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và 1 đường băng tại Nội Bài để bảo dưỡng trong 3 tháng. Theo đó chúng tôi dự báo LNST năm 2019 chỉ tăng trưởng 9%. Chúng tôi thấy có một số động lực tích cực cho cổ phiếu ACV trong trung hạn gồm triển vọng tăng trưởng căn bản nhờ công ty mở rộng dần hoạt động kinh doanh. Trong khi đó kế hoạch nâng gấp đôi công suất là động lực dài hạn. Rủi ro dài hạn chính ở đây là rủi ro pha loãng do công ty hiện có kế hoạch phát triển yêu cầu huy động vốn trung hạn lớn, với thời gian hoàn vốn dài. Trong khi đó tính minh bạch và hoạt động quản trị có lẽ cũng là những vấn đề cần lưu tâm.
Doanh thu tăng trưởng nhờ số lượt hành khách phục vụ tăng 7% so với cùng kỳ cộng với phí dịch vụ sân bay tăng – Trong 6 tháng đầu năm 2018, các nhà ga hành khách của ACV đã cung cấp dịch vụ cho 49,6 triệu lượt hành khách (tăng 7% so với cùng kỳ). Trong đó:
• Số lượt khách quốc tế tăng 6% so với cùng kỳ đạt 15,1 triệu lượt.
• Số lượt khách nội địa tăng 8% so với cùng kỳ đạt 34,5 triệu lượt.
Số lượt hành khách quốc tế tăng chậm lại là do hành khác quốc tế tại sân bay Đà Nẵng đã chuyển sang Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng mới (đi vào hoạt động từ ngày 19/5/2017). Nhà ga hành khách này thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư Khai thác Nhà ga quốc tế Đà Nẵng (ACV nắm 10% cổ phần). Nhà ga hành khách cũ do ACV nắm 100% cổ phần hiện chỉ phục vụ hành khách nội địa thay vì phục vụ cả hành khách quốc tế như trước đây. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng phục vụ khoảng 2,8 triệu lượt khách quốc tế (tăng 79% so với cùng kỳ).
Về Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng – Vào ngày 9/7/2015, CTCP Đầu tư Khai thác Nhà ga quốc tế Đà Nẵng đã được thành lập với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Trong đó ACV góp 10%, tương đương 30 tỷ đồng còn 90% còn lại do CTCP Dịch vụ Hàng không Thăng Long (Taseco), TCT Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) và CTCP Đầu tư AOV (AOV) đóng góp
Công ty này đã xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng mới với công suất 4 triệu lượt hành khách/năm. Vốn đầu tư là 3.504 tỷ đồng, bắt đầu xây dựng từ tháng 11/2015 và hoàn thành vào tháng 5/2017. Theo đó tổng công suất của sân bay Đà Nẵng tăng 67% lên 10 triệu lượt khách/năm.
Tuy nhiên nếu tính cả số lượt hành khách quốc tế từ Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng vào số liệu chung, thì các sân bay của ACV phục vụ 52,4 triệu lượt khách (tăng 13% so với cùng kỳ); trong đó:
• Số lượt khách nội địa tăng 8% so với cùng kỳ đạt 34,5 triệu lượt.
• Số lượt khách quốc tế tăng 25% so với cùng kỳ đạt 17,9 triệu lượt.
Chủ yếu là do khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng khách dụ lịch Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt tăng 36% và 61% so với cùng kỳ. Lần lượt đóng góp 33% và 22% vào tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Cơ cấu doanh thu các hoạt động như sau:
• Doanh thu dịch vụ hành khách tăng 15% so với cùng kỳ lên 4.589 tỷ đồng, nhờ:
- Phí dịch vụ đối với hành khách nội địa tăng 15% so với cùng kỳ (tăng 7% từ ngày 1/10/2017 và tăng tiếp 7% từ ngày 1/1/2018).
- Phí dịch vụ đối với hành khách quốc tế giữ nguyên.
• Doanh thu từ phí an ninh sân bay đạt 638 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ. Nhờ:
- Phí soi chiếu an ninh sân bay tăng 75% so với cùng kỳ đối với khách nội địa (tăng 30% từ ngày 1/10/2017 và tăng tiếp 15% từ ngày 1/1/2018) và 23% so với cùng kỳ đối với khách quốc tế.
- Phí soi chiếu an ninh sân bay tăng 33% so với cùng kỳ đối với với khách quốc tế kể từ ngày 1/10/2017.
- Lượng hàng tiếp nhận xử lý nội địa tăng 22% so với cùng kỳ lên 274 triệu tấn; còn lượng hàng tiếp nhận xử lý quốc tế tăng 2% so với cùng kỳ lên 446 triệu tấn.
- Phí soi chiếu an ninh sân bay đối với hàng hóa vẫn giữ ổn định.
• Phí dịch vụ phi hàng không tăng 20% so với cùng kỳ và đạt 918 tỷ đồng.
• Doanh thu bán lẻ tăng 1% so với cùng kỳ lên 683 tỷ đồng. Do ACV đã giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SAS- Upcom) từ 51% xuống còn 49,8%. Do vậy kể từ ngày 25/1/2017, doanh thu của SAS không còn được hợp nhất vào doanh thu bán lẻ của ACV.
• Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu dịch vụ cất hạ cánh tăng 18% so với cùng kỳ đạt 1.188 tỷ đồng do:
- Số lượt cất hạ cánh tăng 8% lên 330.891 lượt. Trong đó số lượt cất hạ cánh các chuyến quốc tế tăng 15% so với cùng kỳ còn số lượt cất hạ cánh các chuyến nội địa tăng 5% so với cùng kỳ.
- Phí cất hạ cánh bình quân tăng 10% so với cùng kỳ do tỷ trọng số lượt cất hạ cánh các chuyến quốc tế (có phí cao hơn) tăng. Ngoài ra, phí cất hạ cánh vào giờ cao điểm đã tăng 15% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, do các cuộc đàm phán về tài sản khu bay chưa kết thúc nên ACV đã không hạch toán doanh thu và chi phí từ tài sản khu bay vào KQKD (gồm doanh thu từ phí cất hạ cánh và chi phí liên quan).
Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ phí dịch vụ hành khách tăng – Trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận gộp đạt 4.001 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ). Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 41,8% lên 50,4%. Ở đây có một số nhân tố tác động là:
• Phí dịch vụ sân bay được điều chỉnh tăng từ tháng 10/2017.
• Chi phí khấu hao giảm 11% so với cùng kỳ xuống còn 1.917 tỷ đồng do tính đến thời điểm ngày 30/6/2017 một số tài sản có định có nguyên giá là 3.116 tỷ đồng đã khấu hao hết.
Công ty hạch toán lợi nhuận tài chính thuần nhờ lỗ tỷ giá giảm – Trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận tài chính thuần là 145 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ tài chính thuần là 132 tỷ đồng). Nguyên nhân là:
• Đến cuối Q2/2018, nợ thuần bằng đồng JPY là 72,11 tỷ JPY (tăng 0,5% so với cùng kỳ).
• Trong 6 tháng đầu năm 2018, đồng JPY đã tăng 3% so với đồng VND trong khi trong 6 tháng đầu năm 2017, tỷ giá JPY/VND tăng 4%.
• Lãi tiền gửi tăng 37% so với cùng kỳ lên 634 tỷ đồng nhờ lượng tiền gửi bình quân tăng 16% so với cùng kỳ.
Chi phí bán hàng & quản lý giảm 2% so với cùng kỳ – Trong 6 tháng đầu năm 2018, chi phí bán hàng & quản lý giảm 2% so với cùng kỳ xuống còn 528 tỷ đồng nhờ chi phí mua ngoài giảm 66% so với cùng kỳ.
Tóm lại, LNTT đạt 3.819 tỷ đồng (tăng 63% so với cùng kỳ). Nếu không tính ảnh hưởng của lãi/lỗ tỷ giá thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính đạt 4.264 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ).
Cho năm 2018, HSC dự báo doanh thu tăng trưởng 19% và LNST tăng trưởng 37% - Chúng tôi điều chỉnh tăng 1% dự báo doanh thu thuần và 2% dự báo LNST do chúng tôi tăng giả định lượng hành khách thêm 1%. Hiện chúng tôi dự báo doanh thu thuần là 18.364 tỷ đồng (tăng trưởng 19%) và LNST là 5.909 tỷ đồng (tăng trưởng 37%). Trong dự báo trước đây, doanh thu thuần là 18.136 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và LNST là 5.773 tỷ đồng (tăng trưởng 34%). Các giả định của chúng tôi gồm;
• Số lượt hành khách phục vụ tăng 13% lên 105,6 triệu lượt gồm 37 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22%) và 68,6 triệu lượt khách nội địa (tăng 10%).
• Số lần cất hạ cánh tăng lên 673.826 chuyến (tăng 12%) gồm 249.758 chuyến quốc tế (tăng 20%) và 424.068 chuyến nội địa (tăng 7%).
• Lượng hàng hóa chuyên chở là 1.586.166 tấn (tăng 15%) gồm 1.047.644 tấn hàng chuyên chở tuyến quốc tế (tăng 15%) và 538.522 tấn hàng chuyên chở tuyến nội địa (tăng 15%).
• Phí dịch vụ sẽ tăng theo lộ trình. Trong đó, phí dịch vụ hành khách trong nước bình quân sẽ tăng 28% và phí dịch vụ soi chiếu an ninh quốc tế bình quân tăng 23% và phí dịch vụ soi chiếu an ninh trong nước bình quân tăng 74%.
• Lợi nhuận gộp tăng 40% lên 8.111 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 38,1% năm 2017 lên 44,2% năm 2018 nhờ phí các dịch vụ sân bay tăng.
• Lợi nhuận tài chính thuần là 440 tỷ đồng (giảm 15%) vì chúng tôi cho rằng tỷ giá JPY/VND sẽ tăng 3%.
• Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu ổn định ở 7,3%.
• Dự báo của chúng tôi gồm cả đóng góp từ tài sản khu vay vì chúng tôi cho rằng đàm phán liên quan đến tài sản khu bay sẽ kết thúc trong năm 2018.
Chúng tôi dự báo EBITDA sẽ đạt 11.052 tỷ đồng (tăng trưởng 25%), theo đó EV/EBITDA là 16,4 ần.
Chúng tôi dự báo LNTT đạt 7.582 tỷ đồng (tăng trưởng 38%). Nếu loại bỏ lỗ tỷ giá và lợi nhuận khác, thì chúng tôi dự báo LNTT từ hoạt động kinh doanh chính đạt 7.940 tỷ đồng (tăng trưởng 34%).
Tiếp đó, chúng tôi dự báo LNST đạt 5.908 tỷ đồng (tăng trưởng 37%); EPS đạt 2.571đ; P/E dự phóng là 32,6 lần. Nếu loại bỏ lỗ tỷ giá thì EPS là 2.860đ; P/E dự phóng là 29,3 lần.
Cho năm 2019, HSC dự báo doanh thu tăng trưởng 6% và LNST tăng trưởng 9% - Chúng tôi dự báo doanh thu thuần là 19.524 tỷ đồng (tăng trưởng 6%) và LNST là 6.450 tỷ đồng (tăng trưởng 9%). Các giả định của chúng tôi gồm;
• Số lượt hành khách phục vụ tăng 8% lên 113,75 triệu lượt gồm 40,39 triệu lượt khách quốc tế (tăng 9%) và 73,36 triệu lượt khách nội địa (tăng 7%).
• Số lần cất hạ cánh tăng lên 712.758 chuyến (tăng 6%) gồm 267.486 chuyến quốc tế (tăng 7%) và 445.271 chuyến nội địa (tăng 5%).
• Lượng hàng hóa chuyên chở là 1,8 triệu tấn (tăng 15%) gồm 1,2 triệu tấn hàng chuyên chở tuyến quốc tế (tăng 15%) và 0,6 triệu tấn hàng chuyên chở tuyến nội địa (tăng 15%).
• Chúng tôi giả định ACV sẽ cho ngừng hoạt động 1 đường băng tại Tân Sơn Nhất và 1 đường băng tại Nội Bài để bảo dưỡng trong 3 tháng kể từ tháng 8/2019.
• Phí dịch vụ sẽ giữ nguyên
• Lợi nhuận gộp tăng 7% lên 8.668 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 44,2% năm 2018 lên 44,7% trong năm 2019 nhờ phí bình quân các dịch vụ sân bay tăng.
• Lợi nhuận tài chính thuần là 502 tỷ đồng (tăng 14%) vì chúng tôi cho rằng tỷ giá JPY/VND sẽ tăng 3%.
• Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu ổn định ở 7,3%.
• Dự báo của chúng tôi gồm cả đóng góp từ tài sản khu vay vì chúng tôi cho rằng đàm phán liên quan đến tài sản khu vay sẽ kết thúc trong năm 2018.
Chúng tôi dự báo EBITDA sẽ đạt 11.667 tỷ đồng (tăng trưởng 6%), theo đó EV/EBITDA là 15,5 lần.
Chúng tôi dự báo LNTT đạt 8.133 tỷ đồng (tăng trưởng 7%). Nếu loại bỏ lỗ tỷ giá và lợi nhuận khác, thì chúng tôi dự báo LNTT từ hoạt động kinh doanh chính đạt 8.498 tỷ đồng (tăng trưởng 7%).
Tiếp đó, chúng tôi dự báo LNST đạt 6.349 tỷ đồng (tăng trưởng 7%); EPS đạt 2.762đ; P/E dự phóng là 30,4 lần. Nếu loại bỏ lỗ tỷ giá thì EPS là 3.065đ; P/E dự phóng là 27,4 lần.
Công ty dự kiến tăng gấp đôi công suất trong giai đoạn 2018-2025 – ACV có kế hoạch tăng gấp đôi công suất lên 185 triệu khách từ nay đến năm 2025 (không bao gồm sân bay Long Thành). Cụ thể;
• Công ty có kế hoạch xây dựng thêm 16 nhà ga mới và nâng cấp 6 nhà ga cũ. Kế hoạch mở rộng sẽ tập trung vào xây dựng các nhà ga quốc tế.
• ACV ước tính tổng vốn cần thiết là 78 nghìn tỷ đồng, trong đó 21 nghìn tỷ đồng là chi cho khu bay và 57 nghìn tỷ đồng là đầu tư cho các nhà ga hành khách.
• ACV cho biết tài trợ cho kế hoạch mở rộng này sẽ hoàn toàn là từ nguồn vốn tự có của công ty.
Chúng tôi thấy rằng, đến cuối Q2/2018, tổng giá trị tiền mặt và đầu tư ngắn hạn của ACV là 22,7 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2017 đạt 5,7 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi dự báo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của ACV sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình gộp năm là 10% trong giai đoạn 2018-2025. Nếu vậy, khi đó trong cả giai đoạn, tổng cộng ACV sẽ tích lũy được 87 nghìn tỷ đồng tiền, hoàn toàn đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho kế hoạch mở rộng.
Dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên HOSE sau khi hoàn tất các đàm phán về cho thuê tài sản trong khu bay – Trong BCTC kiểm toán năm 2017, theo ý kiến của đơn vị kiểm toán quá trình đàm phán về cho thuê hoạt động đối với các tài sản trong khu bay là một vấn đề tồn đọng. Và ACV sẽ không thể niêm yết cổ phiếu trên HOSE nếu vấn đề này không được giải quyết. Hơn nữa, Bộ Giao thông cũng yêu cầu ACV khấu trừ doanh thu và lợi nhuận từ các tài sản trong khu bay ra khỏi BCTC cho đến khi hoàn tất các đàm phán liên quan và thay vào đó sẽ ghi nhận là các khoản ngoại bảng.
Hiện tại, ACV đề xuất 3 phương án để xử lý đối với các tài sản trong khu bay:
• Phương án A, theo đề án cổ phần hóa của ACV, sau cổ phần hóa, các tài sản trong khu bay sẽ được bàn giao cho Nhà nước và sau đó cho ACV thuê lại để phục vụ hoạt động. Như đàm phán, ACV sẽ nhận toàn bộ doanh thu từ các tài sản này và trả phí thuê cho Nhà nước và chịu mọi chi phí sửa chữa. ACV đề xuất trả 270 tỷ đồng phí thuê hàng năm và trích lập 727 tỷ đồng dự phòng dài hạn hàng năm cho sửa chữa.
• Phương án B, tài sản trong khu bay thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng được bàn giao cho ACV và ACV chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lợi nhuận và chi phí phát sinh liên quan. Quyết toán thu chi đối với các tài sản trong khu bay giữa ACV và Nhà nước sẽ được thực hiện định kỳ.
• Phương án C, Nhà nước sẽ dùng các tài sản làm vốn góp cho ACV thay cho phần vốn góp khi ACV huy động vốn mới từ cổ đông hiện hữu. Chúng tôi ước tính, giá trị của các tài sản trong khu bay là khoảng 8 nghìn tỷ đồng. Theo đó, ACV có thể huy động một khoản vốn khoảng 8,386 nghìn tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu bằng cách phát hành 838,6 triệu cổ phiếu (39% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) và tỷ lệ sở hữu của Nhà nước vẫn là 95,4%.
ACV và Bộ Giao thông sẽ lựa chọn một phương án và trình Thủ tướng phê duyệt cuối cùng. Sau khi hoàn tất các đàm phán, ACV sẽ đủ điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Chúng tôi ước tính thời gian đàm phán sẽ kéo dài thêm 3-6 tháng nữa, theo đó ACV có thể niêm yết cổ phiếu trên HOSE trong Q4 năm nay hoặc Q1 năm sau. Việc niêm yết trên HOSE cũng mở ra cơ hội để cổ phiếu ACV
• Được thêm vào giỏ VN30 trong tương lai.
• Thêm vào giỏ các chỉ số ETF vào thời điểm phù hợp.
• Được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết trên Hose.
Lưu ý – Các tài sản trong khu bay là nhiều tài sản khác nhau được sử dụng trong một phần diện tích cảng hàng không dùng cho máy bay cất, hạ cánh và lăn, (trừ phần sân đỗ máy bay) như đường băng, đường lăn, thiết bị chiếu sáng, thiết bị định vị. Các tài sản này đã được chuyển giao cho Nhà nước và Nhà nước cho ACV thuê lại. Hiện các điều khoản thuê đang chờ nhà nước chấp thuận. Tài sản khu bay đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ACV thông qua doanh thu từ phí dịch vụ cất hạ cánh trong khi chi phí đi kèm gồm chi phí nhân công, chi phí thuê, chi phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí khấu hao, chi phí điện nước và chi phí thuê ngoài
Trong năm 2017, tài sản khu bay đóng góp 1.992 tỷ đồng doanh thu thuần và làm phát sinh 854 tỷ đồng chi phí hoạt động (không gồm chi phí thuê và dự phòng sửa chữa). Theo điều khoản đàm phán của phương án A, ACV sẽ hạch toán khoảng 1000 tỷ đồng phí thuê và dự phòng sửa chữa cho tài sản khu bay.
ACV hiện đang đề xuất Bộ Giao thông về phương án tổ chức đấu giá bán 20% cổ phần, tương đương 435.430.000 cổ phiếu – Phương án thay thế hiện tại là hợp tác với một đối tác chiến lược khác (sân bay Zurich, Đức) hoặc bán cổ phần cho các NĐT tài chính. Sau thất bại trong đàm phán với Aéroports de Paris trong năm ngoái. Do vậy, sau khi được Bộ Giao thông chấp thuận, phương án này sẽ được trình lên Thủ tướng. Nhà nước yêu cầu thời hạn để bán 20% cổ phần tại ACV là trong năm 2018 và sau đó bán tiếp 10,4% trong năm 2020.
Tổ chức đấu giá luôn là phương án thay thế cho bán cổ phần – Quan điểm rõ ràng của công ty là sẽ bán cổ phần cho các NĐT tài chính nếu đàm phán với cổ đông chiến lược tiềm năng không đi đến kết quả. Giá khởi điểm cho đấu giá vẫn chưa được quyết định khi vẫn còn cách thời điểm đấu giá ít nhất 6 tháng nữa. Tuy nhiên, tại thị giá cổ phiếu hiện tại là 84.600đ/cp, quy mô thương vụ này sẽ là 36.837 tỷ đồng, tương đương 1,58 tỷ USD. Vốn hóa thị trường hiện tại của công ty là 184.189 tỷ đồng, tương đương 7,89 tỷ USD.
Phương án bán cổ phần cho NĐT tài chính sẽ mang lại một số tác động tích cực, cụ thể:
• Thanh khoản cổ phiếu sẽ được cải thiện nhờ tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng tăng.
• Tính minh bạch và công tác quản trị của ACV sẽ được cải thiện khi công ty phải trình bày số liệu một cách dễ hiểu hơn cho NĐT và giải thích về các động lực tăng trưởng chính. Chúng tôi cũng dự báo công ty sẽ tích cực hơn trong công tác quan hệ NĐT.
• Sự tham gia nhiều hơn của NĐT tài chính trong cơ cấu cổ đông sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ACV do tránh được được những vi phạm trong lựa chọn đối tượng cho thuê không gian tại các sân bay.
Về dài hạn chúng tôi cho rằng ACV hướng đến hoạt động tương tự như một TTTM với lượng khách hàng nhất định – ACV hiện được coi là đơn vị vận hành sân bay thuần túy với phần lớn doanh thu là từ phí dịch vụ hàng khách và phí dịch vụ cất hạ cánh. Doanh thu từ bán lẻ, thực phẩm đồ uống và dịch vụ phụ trợ ít. Trong 18 tháng tới, lợi nhuận sẽ tăng trưởng nhờ phí dịch vụ sân bay tăng cộng với lượng hàng hóa và hành khách tăng. Tuy nhiên về lâu dài, tăng trưởng sẽ chủ yếu từ (1) lượng hàng hóa và hành khách tăng nhanh và (2) tối ưu mức chi tiêu của hành khách nhờ cải thiện sản phẩm bán lẻ, thực phẩm đồ uống.
Chẳng hạn, trong năm 2017, 27% doanh thu của Airport of Thailand Plc là từ bán lẻ nói chung (gồm hoạt động mua sắm, thực phẩm đồ uống, đổi ngoại tệ, đỗ xe và các dịch vụ khác). Như vậy ACV cũng có thể dễ dàng tăng gấp đôi tỷ trọng doanh thu từ bán lẻ trong tổng doanh thu trong vài năm tới; theo đó sẽ giúp lợi nhuận tăng trưởng. ACV có thể tiếp tục là một đơn vị cho thuê diện tích bán lẻ hoặc tham gia vào hoạt động bán lẻ và/hoặc nắm cổ phần của các đơn vị bán lẻ & bán thực phẩm đồ uống tại sân bay.
Quan điểm đầu tư - Lặp lại đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của ACV là 104.500đ; tương đương EV/EBITDA dự phóng năm 2018 là 20 lần. Định giá của ACV xứng đáng cao hơn 20% so với bình quân khu vực nhờ triển vọng tăng trưởng vượt trội. Sau một thời gian dài đàm phán bán cổ phần chiến lược, công ty hiện đang nhanh chóng chuyển sang phương án tiến hành bán đấu giá; từ đó giúp nâng cao sự minh bạch và hiệu quả hoạt động của ACV. Bên cạnh đó, ACV dự kiến sẽ sớm chuyển sàn sang HOSE. Trong khi đó triển vọng tăng trưởng có vẻ chắc chắn nhờ lượng hành khách và hàng hóa cộng với phí dịch vụ sân bay tăng. Do vậy chúng tôi cho rằng nhiều khả năng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong năm tới do sẽ có nhiều nhà đầu tư tổ chức tiếp cận cổ phiếu ACV hơn. Việc mở rộng sân bay là động lực dài hạn cho giá cổ phiếu. Tuy nhiên, rủi ro dài hạn chính là tác động pha loãng khi công ty phải đối mặt với nhu cầu vốn lớn với thời gian trả nợ dài cho các dự án phát triển mở rộng.
Nguồn: HSC Research Report
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/