1. Tăng giá do các nguyên nhân liên quan đến kỳ vọng tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp
Khi loại bỏ các biến động ngắn hạn, thì về cơ bản, giá của cổ phiếu liên quan chặt chẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác kết quả mà doanh nghiệp đạt được, người ta thường so sánh EPS kỳ hiện tại so với cùng kỳ (EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho số lượng cổ phiếu đanh lưu hành). EPS sẽ được chúng tôi trình bày kỹ hơn trong các bài học sau.
Khi công ty tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận thì sẽ dẫn đến tăng trưởng mạnh mẽ của EPS từ đó tác động làm giá cổ phiếu tăng. Và ngược lại, kết quả hoạt động kinh doanh kém và EPS giảm, giá cổ phiếu sẽ giảm theo.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, VCS liên tiếp gây ngạc nhiên về sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh nhất là doanh thu, lợi nhuận và EPS.
Nhà đầu tư lưu ý rằng: chỉ có tăng trưởng kết quả kinh doanh cốt lõi mới giúp giá cổ phiếu tăng trưởng một cách bền vững. Những khoản lợi nhuận bất thường như lợi nhuận hoạt động tài chính, lãi tỷ giá, lãi do bán tài sản, do định giá lại tài sản... thường chỉ tác động nhất thời, không giúp giá cổ phiếu có thể đi lên bền bỉ được. Chính vì vậy, khi đầu tư chứng khoán, các bạn hãy tìm kiếm những doanh nghiệp tốt, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ kinh doanh chính trong tương lai. Những nhóm nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Các yếu tố chính sách vĩ mô như lãi suất, ưu đãi thuế, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào...
...
Khi các yếu tố này tác động vào, làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng, thì chắc chắn giá cổ phiếu sẽ tăng. Và động lực từ hoạt động kinh doanh chính luôn là động lực quan trọng nhất và bền vững nhất, thúc đẩy giá cổ phiếu đi lên trong dài hạn.
Để đánh giá tình hình cơ bản của một doanh nghiệp, các bạn có thể sử dụng công cụ phân tích cổ phiếu độc quyền, hoặc bộ lọc cổ phiếu của chúng tôi tại địa chỉ sau. Công cụ của chúng tôi giúp nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá được lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ cốt lõi hay từ bất thường, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, dòng tiền, tình hình nợ,... Đặc biệt chúng tôi còn chấm điểm cơ bản và tăng trưởng của từng doanh nghiệp trong ngành sản xuất, giúp nhà đầu tư nhanh chóng đánh được doanh nghiệp đó tốt hay xấu, tiềm năng như thế nào. Những vấn đề này, sẽ được trình bày trong các buổi học sau.
Ví dụ: Công cụ phân tích chỉ số ngành sản xuất:
Hình 3. Công cụ đánh giá tình hình sản xuất của doanh nghiệp (nguồn dautuxuhuong.com Tại đây)
2. Tăng giá do Đội lái:
Trên thị trường, có rất nhiều cá nhân, nhóm cá nhân và tổ chức có đủ tiềm lực tài chính để thao túng và đẩy giá cổ phiếu lên rất mạnh. Họ được thị trường gọi là đội lái. Họ đẩy giá cổ phiếu lên với nhiều mục đích. Có thể là đảm bảo thanh khoản và vốn hóa để thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư chiến lược. Có thể là làm tăng giá trị để vay thế chấp ngân hàng. Hoặc để lướt sóng và thu lợi từ chính cổ phiếu của mình.
Các cổ phiếu có đội lái thường tăng giá mạnh kèm theo thanh khoản nên dễ dàng kích thích tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư. Tham gia đội lái có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn. Nhưng thực tế không phải vậy. Mục đích của đội lái là lôi kéo càng nhiều nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu càng tốt. Khi giá tăng mạnh, họ sẽ xả hàng và những nhà đầu tư nhỏ lẻ mua theo đội lái thường bị mắc kẹt, và thua lỗ rất nặng. Trên thị trường chứng kiến rất nhiều nhà đầu tư tán gia bại sản với các cổ phiếu có lái như CDO, HCD, TNT…
Hình 4. Đồ thị giá CDO ( Xem đồ thị đầy đủ tại đây)
CDO khi lên sàn vào tháng 4 với mức giá khoảng 12000. Cho đến cuối tháng 11, giá CDO đã tăng gấp 3 lần một cách bất thường, lên 36000 đồng. Nhưng sau đó, giá đã giảm một cách không phanh về vùng giá cực kỳ thấp, và đã đốt cháy rất nhiều tài khoản của các nhà đầu tư. Không có bữa tiệc nào miễn phí. Cổ phiếu của đội lái là của người khác, không phải của chúng ta. Vì vậy, khi thấy cổ phiếu tăng giá mạnh nhưng không trên nền tảng cơ bản tốt, không dựa trên sự tăng trưởng của lợi nhuận cốt lõi thì không nên tham gia.
3.Tăng giá do tin đồn:
Thị trường có rất nhiều loại tin đồn, các tin đồn này có thể xuất hiện từ nội bộ doanh nghiệp, từ các công ty chứng khoán hoặc từ bất kỳ một ai đó. Các tin đồn này, có thể là tin đồn về kết quả kinh doanh, tin đồn về ký kết hợp đồng mới có giá trị lớn, hay về việc ban lãnh đạo sắp sửa mua vào. Thậm chí là tin đồn cổ phiếu này có lái,…Các tin đồn trên thị trường cũng thường làm giá cổ phiếu tăng lên.
Tuy nhiên, rất ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, nắm bắt được tin này đầu tiên. Khi nhà đầu tư nghe được tin này thì thường giá trị của tin đó đã phản ánh hết vào giá của cổ phiếu rồi. Không những vậy, một số người còn lợi dụng tin tức để thu lợi bất chính. Vì vậy, mua theo tin đồn, giá cổ phiếu không thể lên bền vững được. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn thua lỗ nặng vì nghe tin.
4. Giá tăng do thị trường chung tăng:
Thị trường chung được đại diện bởi các chỉ số như VNIndex, HNX-index. Khi thị trường chung tăng, rất nhiều cổ phiếu cũng tăng theo, và khi thị trường giảm, đa số các cổ phiếu cũng khó có thể tăng lên.
Thống kê của chúng tôi trong thời gian từ 30/12/2016 đến ngày 09/3/2018, đối với các 180 cổ phiếu ( Các cổ phiếu này thỏa mã điều kiện sau: có giá lớn hơn 5000 đồng, khối lượng trung bình 20 phiên từ 50.000 cổ phiếu trở lên), có kết quả như sau:
+ VNindex tăng khoảng 67%.
+ Số mã tăng mạnh hơn VNindex là: 52 cổ phiếú ( tương ứng khoảng 29%). Trong số này, gần như toàn bộ các mã có nền tảng cơ bản tốt và tăng trưởng cao hơn.
+ Số mã tăng trên 7% và tăng kém hơn thị trường là 78 mã (chiếm 43,3%). Trong số này, các mã cơ bản tốt và có tiềm năng tăng trưởng vẫn chiếm đa số.
+ Số mã có lợi nhuận từ 0 đến 7% là 03 mã, chiếm tỷ trọng rất ít
+ Số mã có lợi nhuận âm là 47 mã tương ứng khoảng 26,1%). Trong số đó chủ yếu là các mã có nền tảng cơ bản và tăng trưởng kém.
Như vậy, khi thị trường tăng, nhà đầu tư không chọn đúng cổ phiếu vẫn lỗ bình thường. Quan trọng nhất vẫn là việc lựa chọn các cổ phiếu cơ bản tốt và có động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Khi gặp điều kiện thị trường thuận lợi, nó sẽ hỗ trợ thêm cho quá trình tăng giá của cổ phiếu. Vì vậy, chúng tôi đánh giá, xu hướng chung của thị trường không phải là động lực tăng trưởng chính mà chỉ là một loại chất xúc tác, và nhà đầu tư cũng nên quan tâm để tối đa hóa được lợi nhuận.
Ngoài ra, Có nhiều cách để đánh giá tình tình hình thị trường, một trong số các cách đó là theo phương pháp CANSLIM, Sẽ được chúng tôi chia sẻ trong các buổi hội thảo và trong các bài nhận định thị trường hàng ngày của chúng tôi.
Trong thống kê trên, chúng tôi đánh giá doanh nghiệp nhờ bộ loc KQHĐKD. Để xem điểm cơ bản của cổ phiếu, các bạn có thể sử dụng bộ lọc KQKD của chúng tôi tại đây. Hình ảnh bộ lọc KQKD quý 4/2017 như sau:
Hình 5. Bộ lọc kết quả HĐKD (nguồn tại đây)
5. Giá tăng do dòng tiền tập trung mạnh:
Một yếu tố khác giúp giá cổ phiếu có thể tăng đó là cổ phiếu thu hút được dòng tiền. Những nhà đầu tư theo dòng tiền, thực chất là những người đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật. Họ đánh giá dòng tiền qua biến động giá và khối lượng trên biểu đồ. Nhìn vào biểu đồ phân tích kỹ thuật, có thể dễ dàng nhận thấy, cổ phiếu nào đang được thị trường quan tâm nhất. Và theo quy luật cung cầu, những cổ phiếu đó thường sẽ tăng giá. Đây chính là ưu điểm, giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được cơ hội mà không phải chờ đợi lâu. Chính vì vậy nghiên cứu dòng tiền là vấn đề cưc kỳ quan trọng. Quý vị có thể sử dụng bộ lọc sức mạnh xu hướng của chúng tôi để nhanh chóng đánh giá được dòng tiền.
Hình 6. Bộ lọc dòng tiền (xem đầy đủ tại đây)
Tuy nhiên, không phải tất cả dòng tiền đều làm cổ phiếu tăng giá. Nhiều cổ phiếu có dòng tiền, nhưng chỉ tăng trong ngắn hạn, hoặc thậm chí là cái bẫy do nhà cái lập ra để thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ vào để họ bán ra. Chính vì vậy, chỉ có dòng tiền thông minh dựa trên nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp, mới làm cổ phiếu tăng trưởng mạnh và dài hạn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, có sóng ngành (dòng tiền tập trung mạnh vào một nhóm ngành nào đó), các cổ phiếu trong nhóm ngành đó cũng thường tăng giá khá mạnh mẽ. Đặc biệt, nếu các ngành đó là ngành dẫn dắt, thì cổ phiếu tăng lên khá bền vững.
Qua thời gian thực tế tham gia thị trường, trải qua rất nhiều thành công cũng như thất bại, liên tục học hỏi và trau dồi kiến thức, chúng tôi chân thành khuyên nhà đầu tư nguyên nhân gốc rễ, động lực thúc đẩy tăng trưởng giá cổ phiếu chính là từ nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy giành nhiều thời gian để tìm hiểu doanh nghiệp, tìm hiểu nhóm ngành nhất là xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, để đạt được hiệu quả, không mất thời gian chờ đợi, nhà đầu tư, phải biết quan sát dòng tiền, quan sát thị trường chung. Khi có chất xúc tác như: dòng tiền, xu hướng thị trường, xu hướng nhóm ngành hãy đầu tư vào cổ phiếu
Trong bài học tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài số 2: phương pháp đầu tư chứng khoán theo hệ thống IFT. Đây là phương pháp toàn diện, lựa chọn cổ phiếu theo cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật. Phương pháp này đã được chúng tôi ứng dụng và mang lại hiệu quả cao.
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/