Cập nhật ngành ngân hàng - Sáu ngân hàng sẽ được hưởng cơ chế đẩy nhanh thu hồi tài sản đảm bảo nợ xấu
IFT Admin | 16:52 - 25-09-2017
6 ngân hàng sẽ được hưởng cơ chế đẩy nhanh thu hồi tài sản đảm bảo nợ xấu
Theo ACB, có 6 ngân hàng gồm ACB, BIDV,Vietinbank, Sacombank, Agribank và Techcombank sẽ được phép thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày15/8). Nhờ quy định mới này, quá trình thu giữ tài sản đảm bảo sẽ được lực lượng công an và UBND các cấp tích cực giúp sức.
- Các ngân hàng có thêm nhiều sự hỗ trợ khi phải giải quyết các trường hợp khách hàng vay tiền bất hợp tác.
- Chính quyền có thể sẽ tham gia khi có sự đề nghị.
- Từ đó giảm thời gian và chi phí thu hồi tài sản đảm bảo với thời gian giảm từ vài năm xuống vài tháng.
- Trong số 6 ngân hàng trên, Vietinbank và Sacombank có lượng nợ xấu bán cho VAMC cao nhất.
Đây là bước quan trọng để xử lý dứt điểm nợ xấu – Ngay khi có kết quả thí điểm, NHNN sẽ áp dụng Nghị quyết 42 cho tất cả các TCTD. Đây là bước quan trọng để xử lý dứt điểm:
- 153 nghìn tỷ đồng nợ xấu ước tính nằm trong hệ thống ngân hàng.
- Cùng 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang nắm giữ.
- Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 2,55%.
- Nếu tính cả 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang giữ, thì tỷ lệ nợ xấu là khoảng 6,1%.
VAMC gần đây đã cho thấy ví dụ đầu tiên về sự hiệu quả trong việc chủ động thu giữ tài sản đảm bảo – Nghị quyết 42 đã lần đầu tiên đượcVAMC áp dụng sau khi có hiệu lực 1 tuần ở trường hợp thu giữ Saigon One Tower, tòa nhà cao thứ 3 tại TPHCM, là tài sản đảm bảo cho khoảnvay ngân hàng trị giá trên 7 nghìn tỷ đồng (khoảng 331 triệu USD). Dựa trên trường hợp này, có thể hy vọng rằng nghị quyết 42 sẽ giúp giải quyết dứt điểm nợ xấu, là điều mà thị trường đã và đang kỳ vọng từ vài năm qua.
Thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp dự kiến sẽ được vận hành – Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng có thể giảm nợ xấu công bố bằng việc thu hồi nhanh hơn tài sản đảm bảo nhờ Nghị quyết 42, thì chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ được cải thiện nếu các ngân hàng này hoặc VAMC bán được tài sản đảm bảo sau khi thu giữ với giá bán bằng hoặc cao hơn giá trị khoản nợ sau khi đã xóa bớt nợ.
Trên thực tế, VAMC cũng có quyền định giá và bán tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu đã mua nếu cần thiết, và điều này có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình xử lý dứt điểm nợ xấu. Đồng thời NHNN sẽ yêu cầu các ngân hàng chưa tích cực xử lý/xóa nợ phải tích cực hơn. Để tránh việc khi thanh lý tài sản thế chấp thì giá bán trên thị trường thấp hơn giá trị sổ sách còn lại (chưa dự phòng) của khoản nợ. Từ đó, tránh khỏi khoản lỗ lớn từ giá bán thấp hơn nhiều giá trị còn lại.
Chúng tôi kỳ vọng ACB; MBB và VCB có thể hạch toán lợi nhuận không thường xuyên từ bán tài sản đảm bảo với giá thị trường cao hơn giá trị sổ sách còn lại của khoản nợ sau khi đã trích lập dự phòng hết hoặc dự phòng phần lớn – những ngân hàng đã xóa được đáng kể các khoản nợ xấu cũ sẽ nhận được tác động tích cực ở đây. Những ngân hàng tích cực trong xử lý nợ xấu như ACB; MBB và VCB chắc chắn sẽ thu hồi tài sản đảm bảo nhanh hơn, sau đó sẽ bán tài sản đảm bảo và ghi nhận lợi nhuận (không thường xuyên) vì hiện giá trị sổ sách còn lại của các khoản nợ này là 0 đồng hoặc gần 0 đồng.
Nguồn: HSC
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/