Cách đọc bảng giá chứng khoán

Trong bài viết "Cách đọc bảng giá chứng khoán", chúng tôi sẽ giới thiệu với các nhà đầu tư mới ý nghĩa các ký hiệu trên bảng giá như: mã chứng khoán, hệ thống màu sắc, dư mua, dư bán... Biết cách đọc các ký hiệu trên bảng giá chứng khoán, sẽ giúp nhà đầu tư, thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch. Đặc biệt, các bạn sẽ nhanh chóng nắm được các vấn đề chính như:

  • Tình hình giao dịch, cung cầu hiện tại của các mã chứng khoán mình quan tâm;
  • Tình hình thị trường chung thông qua các chỉ số index.

1. Cách đọc bảng giá chứng khoán để biết tình hình giao dịch hiện tại của các cổ phiếu quan tâm.

Trên thị trường chứng khoán, có nhiều mã cổ phiếu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên quan tâm và đưa vào danh sách theo dõi các mã cổ phiếu tốt, có động lực tăng trưởng. Đó chính là bí quyết của đầu tư thành công. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc bảng giá chứng khoán và cách tạo ra một danh sách các mã quan tâm trên bảng điện tử chứng khoán của VCBS và giải thích ý nghĩa các ký hiệu trên đó nhé. Đây là bảng giá tương đối nhanh và dễ sử dụng. (Các mã trong danh sách chỉ là ví dụ để các bạn dễ hiểu thôi nhé.)

Để có thể truy cập được, các bạn lên google và tìm kiếm "bảng giá VCBS" ( nếu bạn muốn, có thể tìm bất kỳ bảng giá của công ty chứng khoán nào, ví dụ VDSC, VND, ...), hoặc các bạn có thể truy cập vào link sau: http://quotes.vcbs.com.vn/priceboard/

Mặc định sẽ xuất hiện các mã sàn HOSE (được khoanh màu vàng), Như hình 1.1

Giao diện Bảng giá VCBS

Hình 1.1 Giao diện Bảng giá VCBS

Lưu ý: Giá x1000 và khối lượng x10 ( Ví dụ AAA giá trần 36.3 là 36300 đồng).

Ngoài ra, Các bạn chú ý vị trí khung vuông màu vàng nhé, quan sát từ trái qua phải, sẽ có các lựa chọn theo dõi các mã chứng khoán thuộc các sàn HNX, UPCOME, hay theo ngành, bảng giá quỹ mở... Các bạn muốn xem giao dịch trên trên sàn nào thì chỉ cần click vào sàn đó là ok.

Trong bài viết, mình sẽ hướng dẫn các bạn tự tạo một danh mục gồm các cổ phiếu quan tâm bằng chức năng: Danh mục người dùng.

Bước 1: Di chuyển chuột đến "Danh mục người dùng" , sẽ xuất hiện chức năng "tạo danh mục mới". bạn hãy click vào "Tạo danh mục mới", Minh họa như hình 1.2 (Các bạn lưu ý vị trí các vùng tô màu hồng nhé).

(Lưu ý: Do thị trường luôn biến động cho nên, các ví dụ mình làm trong bài viết này có thể khác so với việc thực hành của các bạn)

Tạo danh mục người dùng trong bảng giá VCBS

Hình 1.2. Tạo danh mục người dùng trong bảng giá VCBS

Các bạn gõ tên vào tạo tên tùy theo ý mình nhé, ví dụ như: "DANH MỤC QUÝ 3" rồi nhấn ENTER (hoặc dấu

"+" bên cạnh phải). Hãy di chuyển chuột ra bên ngoài khu vực này. Khi đó, DANH MỤC QUÝ 3 sẽ xuất hiện như hình 1.3:

Minh họa tạo DANH MỤC QUÝ 3

Hình 1.3. Minh họa tạo DANH MỤC QUÝ 3

Bước 2. Đưa các mã cổ phiếu vào DANH MỤC QUÝ 3

Sau khi tạo xong DANH MỤC QUÝ 3, Trong danh mục này chưa có cổ phiếu nào. Vì vậy các bạn hãy đưa các cổ phiếu mình quan tâm vào đây nhé.

Chúng ta sẽ thêm cổ phiếu BHN, AAA, CEO, APC, HAI vào danh mục để làm ví dụ nhé:

Tại ô "thêm chứng khoán" ( ô mình đóng khung màu vàng nhé), các bạn gõ BHN rồi ấn ENTER. Khi đó các thông tin về BHN sẽ xuất hiện. Tương tự, bạn thêm AAA, CEO, APC, HAI như hình 1.4.

Tạo danh sách các mã quan tâm trong danh mục quý 3

Hình 1.4. Tạo danh sách các mã quan tâm trong danh mục quý 3

Lưu ý: Giá x1000 và khối lượng x10 ( Ví dụ AAA giá trần 36.3 là 36300 đồng).

Ok! Như vậy chúng ta đã tạo ra được một danh mục các cổ phiếu mình quan tâm. Đây chính là kết quả giao dịch ngày 29/9/2017. Các bạn hãy nhìn từ trái qua phải để cùng tìm hiểu ý nghĩa các ký hiệu trên hình 1.4 nhé.

Mã CK: Thể hiện ký hiệu cổ phiếu của các công ty ( hoặc chứng chỉ quỹ) đang được giao dịch trên các sàn. Các ký hiệu được cấp phép theo quy định và gồm 3 chữ cái. Trong Danh mục trên ta thấy:

  • BHN: là ký hiệu cổ phiếu của Tổng công ty Bia- Rượu và nước giải khát Hà Nội;
  • AAA: Là ký hiệu cổ phiếu của CTCP nhựa và môi trường xanh An phát;
  • CEO: Công ty cổ phần tập toàn CEO;
  • ....

Bằng cách đưa chuột vào ký hiệu cổ phiếu, tên công ty sẽ xuất hiện ngay bên cạnh.

Trần: Giá trần, là mức giá tối đa được phép giao dịch trong phiên ngày hôm đó (giả sử là ngày 29/9/2017). Trường hợp của BHN (hình bên trên 1.4), giá trần là 124.7. Như vậy, trong phiên 29/9/2017, nhà đầu tư chỉ được phép đặt giá giao dịch cao nhất là 124.7.

Sàn: Giá sàn, là mức gía tối thiểu được phép giao dịch trong phiên 29/9/2017. Trường hợp BHN (hình 1.4), giá sàn là 108.5, như vậy trong phiên nhà đầu tư chỉ được phép đặt giá giao dịch thấp nhất là 108.5.

Căn cứ vào giá trần và sàn, ta thấy rằng trong phiên giao dịch này, Đối với BHN, nhà đầu tư chỉ được phép giao dịch ( đặt mua, hoặc đặt bán) trong khoảng giá từ 108.5 đến 127.7. Đặt giá giao dịch ngoài khoảng giá trên là sai quy định

TC: Giá tham chiếu; Là giá cơ sở được dùng để tính giá trần và giá sàn trong trong phiên giao dịch. Đối với sàn HNX và HOSE, giá tham chiếu chính là giá khớp lệnh cuối phiên (giá đóng cửa) của ngày giao dịch liền trước đó.

Ví dụ: Giá tham chiếu ngày 29/9/2017 của BHN là 116.6. Đây là giá khớp lệnh cuối phiên giao dịch (giá đóng cửa) của BHN ngày 28/9/2017.

Tương tự có giá tham chiếu của AAA là: 33.95, là giá khớp lệnh cuối phiên của AAA ngày 28/9/2017

Căn cứ vào giá tham chiếu, thì giá trần và giá sàn được tính theo công thức sau:

Giá sàn = giá Tham chiếu * (1- biên độ giao động giá) ;

Giá trần = giá Tham chiếu * (1 +biên độ giao động giá) ;

( Các bạn không phải tính các mức giá này, bởi vì các bảng giá đều có chương trình tính toán tự động các mức giá trên)

Biên độ giao động giá theo quy định như sau:

  • sàn HOSE: 7%;
  • Sàn HNX: 10%

BHN có giá tham chiếu là 116.6 và thuộc sàn HOSE, vậy:

Giá trần = 116.6 *(1+0.07)=124.7

Giá sàn= 116.6*(1-0.07)=108.5

(Lưu ý, đây là minh họa cách tính, còn các mức giá trên sẽ được tính toán tự động trên bảng giá)

Ngoài ra, để biết cụ thể các quy định giao dịch như thời gian giao dịch, bước giá, các loại lệnh, mời các bạn click và đọc bài viết sau: Các quy định về giao dịch chứng khoán;

Dư mua: Thể hiện các mức giá mua kèm theo khối lượng của những người đang đặt lệnh mua chứng khoán. Trên bảng giá chỉ thể hiện ba mức giá đặt mua tốt nhất tại thời điểm hiện tại (kèm theo khối lượng mua của từng mức giá). ( xem ví dụ ngay dưới phần bên bán)

Dư bán: Thể hiện các mức giá bán kèm theo khối lượng của những người đang đặt lệnh bán chứng khoán. Trên bảng giá chỉ thể hiện ba mức giá đặt bán cùng khối lượng đặt bán tốt nhất tại thời điểm hiện tại.

Để dễ hiểu hơn, các bạn xét ví dụ sau: Tại thời điểm 14h00 ngày 29/9/2017, thống kê lượng người mua bán cổ phiếu AAA cho kết quả sau:


Như vậy, ba người mua với giá cao nhất theo thứ tự giảm dần là M1, M2, M3 và ba người bán tốt nhất theo thứ tự giá tăng dần là B1, B2, B3. Khi thể hiện trên bảng giá chứng khoán các nhà đầu tư này sẽ xuất hiện, còn các nhà đầu tư còn lại không xuất hiện. Khi đó, trên bảng giá cổ phiếu AAA sẽ xuất hiện như trong hình bên trên (Hình 1.4)Lưu ý: Giá x1000 và khối lượng x10 ( Ví dụ AAA giá trần 34.2 là 34200 đồng).

Cột Khớp lệnh: côt này gồm 3 phần chính: +/-, giá khớp, khối lượng khớp

Trong đó: +Cột giá khớp và khối lượng khớp: Thể hiện mức giá khớp lệnh của giao dịch gần nhất kèm và khối lượng khớp của lệnh đó ( Cái này bạn cứ tưởng tượng như khi bán điện thoại, nếu lần gần nhất bạn bán được 10 chiếc với giá 1 triệu, thì giá khớp sẽ là 1 triệu và khối lượng khớp là 10 cái. Một lát sau, bạn bán được 2 cái với giá 1.1 triệu, thì giá khớp là 1.1 triệu và khối lượng là 2 cái. Chứng khoán cũng tương tự như thế nhé)

Ví dụ, tại thời điểm 14h05', thống kê lượng người mua bán AAA như sau:

Lưu ý: Giá x1000 và khối lượng x10 ( Ví dụ AAA giá trần 34.1 là 34200 đồng).

Tại thời điểm, 14h06', xuất hiện nhà đầu tư B6, đặt một lệnh bán 2,00 cổ phiếu (tương ứng là 2000 cổ phiếu), với giá 34.2 (tương ứng là 34200 đồng). Khi đó Người mua M1 sẽ được ưu tiên mua của người bán B6 này. Và giá giao dịch giữa M1 và B6 chính là giao dịch khớp lệnh.

Trong trường hợp này giá khớp lệnh là 34.2 ( tương ứng là 34200đ) và khối lượng khớp là 2,00 (Tương ứng là 2000 cổ phiếu).

- Tổng khối lượng: là tổng tất cả các khối lượng đã giao dịch khớp lệnh thành công tính đến thời điểm hiện tại. (Nó cũng giống như bạn bán điện thoại, 9h bạn bán được 2 cái giá 1 triệu, 10h bạn bán được 3 cái giá 900 nghìn, 14h bạn bán được 5 cái giá 1 triệu. Vậy Tổng khối lượng là 10 cái. Chứng khoán cũng thế, Nhìn vào hình 1.4 có thể thấy rằng, BHN đã giao dịch thành công khối lượng 55,52 (tương ứng là 55520 cổ phiếu).

Tổng khối lượng khớp nếu tăng đột biến so với trung bình khối lượng khớp của 20 phiên, là một trong các dấu hiệu rất đáng lưu ý, cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư về cổ phiếu là đáng lớn và có thể giá cổ phiếu sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới.

- Về Hệ thống màu sắc:

Màu hồng: Thể hiện giá giao dịch đạt mức giá trần ( Trong Hình 1.4, BHN ngày 29/9/2017 đóng cửa đạt mức giá trần 124.7 nên có màu hồng)

Màu xanh lá cây: thể hiện giá cổ phiếu cao hơn mức giá tham chiếu ( Trong hình 1.4, AAA ngày 29/9/2017 đóng cửa ở mức 34.25 cao hơn giá tham chiếu là 33.95 nên có màu xanh)

Màu vàng: Thể hiện giá giao dịch bằng mức giá tham chiếu (Ví dụ trường hợp CEO hình 1.4, giá giao dịch khớp lệnh ngày 29/9/2017 bằng giá tham chiếu là 10.1 nên có màu vàng)

Màu đỏ: Thể hiện giá giao dịch thấp hơn so với giá tham chiếu; ( Trong hình 1.4, APC có mức giá giao dịch khớp lệnh là 45 thấp hơn giá tham chiếu 45.9 nên có màu đỏ)

màu xanh nước biển: Thể hiện giá giao dịch đạt mức giá sàn. (Ví dụ trường hợp HAI hiện đang giao dịch khớp lệnh tại mức giá sàn 8.18)

Ngoài các ký hiệu trên, trên bảng giá còn xuất hiện thêm các cột sau:

- Giá mở cửa: Là mức giá của giao dịch khớp lệnh thành công đầu tiên của phiên giao dịch. Giá mở cửa cao hơn nhiều so với giá tham chiếu, thể hiện tâm lý giao dịch hưng phấn ngay từ sớm. Nếu giá mở cửa thấp hơn nhiều so với giá tham chiếu, sẽ thể hiện tâm lý bi quan ngay từ đầu phiên.

– Cao nhất: Là cột thể hiện giá khớp lệnh cao nhất mà phiên giao dịch đã đạt đến. Nếu cổ phiếu đã đạt mức giá trần, thì giá cao nhất bằng giá trần. Còn lại, các mức giá cao nhất sẽ nhỏ hơn giá trần. Trong hình 1.4 giá cao nhất của BHN là 124.7, của AAA là 34.25...

Nếu kết thúc phiê, giá cổ phiếu có thể đạt trần, hoặc gần trần, thì có thể thấy được tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan vào triển vọng tăng giá của cổ phiếu.

– Thấp nhất: Là cột thể hiện giá khớp lênh thấp nhất mà phiên giao dịch đã xuống đến, Nếu cổ phiếu đã xuống đến mức giá sàn, thì giá thấp nhất là giá sàn, còn lại, các mức giá thấp nhất sẽ luôn lớn hơn giá sàn; Trong hình 1.4, BHN có giá thấp nhất là 122 ( tức là BHN đã giao dịch với mức giá luôn lớn hơn hoặc bằng 122, mặc dù giá sàn của nó tính toán theo quy định là 108.5). Tương tự AAA, giá thấp nhất là 33.5..

Nếu kết thúc phiên, giá cổ phiếu đạt mức sàn hoặc gần sàn, thì có thể thấy, nhà đầu tư đang bi quan về cổ phiếu và có thể giá cổ phiếu sẽ khó lên trong các phiên tiếp

Các mức giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa, kết hợp cùng với nhau và được thể hiện trên cùng biểu đồ hình nến candstick sẽ mang nhiều ý nghĩa, có thể đánh giá được tâm lý giao dịch. Nhiều nhà đầu tư giao dịch dựa trên biểu đồ hình nến và mang lại hiệu quả cao. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Phân tích kỹ thuật theo mô hình nến candstick của chúng tôi.

– NN Mua: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài đang đặt mua mã chứng khoán đó ( Đây là khối lượng đặt mua, không phải khối lượng họ đã mua và khớp);

- NN bán: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài đang đặt bán mã chứng khoán đó ( Đây là khối lượng đặt bán, không phải khối lượng họ đã bán và khớp).

2. Cách đọc bảng giá chứng khoán để đánh giá sơ qua về tình hình thị trường chung

Phần lớn các mã cổ phiếu biến động tăng /giảm cùng với thị trường. Khi thị trường chung tốt, các mã cổ phiếu đa số sẽ tăng và ngược lại (Nó cũng giống như nguyên lý nước nổi thì bèo nổi, nước xuống bèo cũng xuống). Cho nên, nghiên cứu tình hình thị trường chung là rất quan trọng, nhất là đối với những nhà đầu tư "đánh" theo thị trường.

Để đánh giá thị trường, người ta sẽ đánh giá qua các các chỉ số index. Các chỉ số này được tính toán, dựa trên biến động tăng/ giảm giá, vốn hóa của cổ phiếu tham gia vào rổ tính chỉ số.

Các chỉ số phổ biến nhât trên thị trường như:

  • Chỉ số VN-index (một số bảng giá viết tắt là VNI): Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu trên sàn Hồ Chí Minh (sàn HOSE).
  • Chỉ số HNX-index (Một số bảng giá viết là (HNX): Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu trên trên sàn Hà Nội HNX (Sàn HNX).
  • Tương tự có chỉ số Upcome-index.

Ngoài ra còn có các chỉ số như VN30-index (được tính toán dựa trên 30 cổ phiếu được lựa chọn bởi sàn HOSE); HNX30-index (được tính toán dựa trên 30 cổ phiếu được lựa chọn bởi HNX)

Trong các chỉ số, thị VN-index (một số bảng giá viết tắt là VNI) được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Bởi các mã trên sàn HOSE thường có vốn hóa lớn và thu hút nhiều ánh mắt của các nhà đầu tư.

Để biết cách đọc bảng giá chứng khoán của VCBS, các bạn hãy chú ý phần bên trên cùng, từ trái qua phải, chúng ta sẽ có cái nhìn sơ lược về thị trường như hình 1.5.

Khu vực chứa thông tin về tình hình thị trường thông qua các index

Hình 1.5. Khu vực chứa thông tin về tình hình thị trường thông qua các index

Ví dụ về chỉ số VN-index (Đầu tiên bên trái ký hiệu là VNI được đóng khung màu hồng). Các bạn đọc từ trên xuống dưới nhé.

  • Đầu tiên là đồ thị diễn biến chỉ số của VN-index theo thời gian giao dịch;
  • Tiếp theo là điểm số VN-index, kèm theo sự tăng giảm điểm số: Như trong hình VN-index đang đóng cửa ở mức 804.42 điểm, giảm 0.4 điểm (tương ứng với 0.05%);
  • Tiếp theo là tổng khối lượng giao dịch thành công của tất cả các mã tham gia vào rổ tính chỉ số VN-index: Hiện tai đang là 139 478 332 cổ phiếu.
  • Ngay bên dưới là tổng giá trị giao dịch tính ra bằng tiền đồng (Ngày 29/9/2017 là 3097 tỷ đồng)
  • Tiếp theo là ký hiệu TTTT: là từ viết tắt của trạng thái thị trường, hiện tại đang là đóng cửa, không giao dịch
  • Cuối cùng là thống kê về độ rộng thị trường. Đây là thống kê về số lượng mã tăng giá so với tham chiếu (mũi tên hướng lên), số lượng mã bằng tham chiếu (màu vàng hình chữ nhật), và số lượng mã giảm giá (mũi tên hướng xuống màu đỏ). Trong hình 1.5, trên sàn HOSE có 128 mã tăng giá, 57 mã đứng giá, và 136 mã giảm giá.

Từ các thông tin trên, sơ lược có thể nhận định thị trường hiện tại đang giảm nhẹ. Tâm lý nhà đầu tư chưa tích cực vẫn còn đang nghi ngờ, đà lan tỏa tăng hoặc giảm chưa rõ nét (vì số mã tăng, giảm gần như cân bằng).

Khi xem xét thị trường chung qua các chỉ số index, chúng ta thường để ý đến các biến động lớn của chỉ số (ví dụ các biến động làm điểm số tăng/giảm trên 1%, hoặc hơn), kèm theo đó là khối lượng lớn hơn so với ngày thường. Mối liên hệ giữa điểm số và khối lượng, sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết trong chuyên mục học phân tích kỹ thuật, hoặc các khóa đào tạo của chúng tôi

Về ý nghĩa khi xem xét độ rộng (số lượng mã tăng, giảm), chúng ta phát hiện ra một số hiện tượng sau:

  • Nếu số mã tăng giá ít, số mã giảm giá nhiều, nhưng điểm số thị trường tăng, sẽ xảy ra hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng. Tức là chỉ số tăng bởi một số mã vốn hóa lớn. Thị trường chung lúc này chưa thể coi là lạc quan
  • Ngược lại với hiện tượng này là hiện tượng đỏ vỏ xanh lòng, tức là số mã tăng giá nhiều áp đảo mã giảm giá. Nhưng điểm số thị trường giảm. Thị trường chung lúc này có thể coi là lạc quan.
  • Thị trường tăng giá, kèm theo độ rộng lớn ( số lượng mã tăng giá áp đảo giảm giá) có thể thấy rằng thị trường tương đối tốt, nó đưa ra gợi ý các nhà đầu tư có thể bắt đầu mua cổ phiếu mình quan tâm.
  • Thị trường giảm giá, kèm theo độ rộng lớn (số lượng mã giảm giá áp đảo tăng giá), có thể thấy thị trường đang bi quan, và nó đưa ra gợi ý cho nhà đầu tư nên bán bớt cổ phiếu

Những điều trên chỉ là các đánh giá sơ bộ, chưa thể quyết định đến việc mua bán. Nhưng qua các đánh giá này, cũng có thể giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin tham khảo để quyết định việc mua bán chứng khoán.

Trên đây là các kinh nghiệm về cách đọc bảng giá chứng khoán của chúng tôi hy vọng. Hy vọng bài viết "Cách đọc bảng giá chứng khoán" mang lại nhiều điều thú vị cho nhà đầu tư.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và đầu tư sau này, Bạn hãy vui lòng liên hệ với Dautuxuhuong.com theo thông tin bên dưới

Với tiêu chí, chỉ đầu tư vào các cổ phiếu tốt và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, giá đang trong xu hướng tăng mạnh, điểm mua, điểm bán hợp lý, có chất xúc tác tiềm năng,.. hệ thống đầu tư xu hướng đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Dưới đây là hình ảnh thành quả của một số nhà đầu tư tiêu biểu:

Hình 2. Tỷ suất lợi nhuận theo IFT của PNJ đạt hơn 50%, SHB gần 65% trong khoảng thời gian chưa đầy 4 tháng

Hình 3. Tỷ suất lợi nhuận của VCS đạt 17,6% trong khoảng 2 tháng

Hệ thống chỉ đầu tư vào các cổ phiếu chất nhất thị trường. Hệ thống dữ liệu mạnh mẽ, sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro và thành công hơn trong đầu tư. Chi tiết của phương pháp, Nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết: Phương pháp đầu tư chứng khoán theo hệ thống IFT

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

IFT Admin

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập