Bài 5. Lựa chọn doanh nghiệp tốt qua các chỉ số: ROE, ROA sinh lợi

Để đầu tư chứng khoán thành công, đòi hỏi nhà đầu tư phải lựa chọn được doanh nghiêp tốt, kinh doanh hiệu quả. Trong các bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu doanh nghiệp qua các chỉ số như: tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận, các chỉ số tài sản... Bài học này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn, cách đánh giá nhanh chóng một doanh nghiệp qua các chỉ số như ROE, ROA Sinh lợi.

1.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua chỉ số ROA

Nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ vốn chủ sở hữu và vay nợ (có thể của ngân hàng, hoặc chiếm dụng của đối tác). Nguồn vốn này được dùng để tài trợ mua các tài sản, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận do các tài sản này tạo ra nhỏ hơn lãi gửi tiết kiệm của ngân hàng, thì chúng ta không nên đầu tư mua tài sản, mà nên gửi ngân hàng.

Công thức tính ROA như sau:

ROA cong thuc

Dùng công thức này có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp. Tùy từng ngành nghề mà ROA sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên ROA cao và có xu hướng tăng lên là tốt nhất.

Khi nhìn vào công thức tính ROA, chúng ta mới chỉ so sánh hiệu quả so với lãi gửi tiết kiệm. Nhưng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, chúng tôi cần so sánh với lãi suất vay mà doanh nghiệp phải chịu (lãi suất vay thường lớn hơn lãi suất gửi tiết kiệm). Vì vậy chúng tôi thích sử dụng tử số trong công thức tính ROA là lợi nhuận hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần- Chi phí giá vốn- Chi phí bán hàng- chi phí quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra, khi sử dụng lợi nhuận hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đánh giá chính xác hơn hiệu quả của doanh nghiệp do loại bỏ được các lợi nhuận bất thường như bán và thanh lý tài sản, lợi nhuận tài chính... Khi đó chúng tôi sẽ có chỉ số ROA kinh doanh được tính theo công thức:

ROA kinh doanh

 

Khi xem xét công thức ROA kinh doanh một cách kỹ lưỡng, chúng tôi gặp phải một vấn đề. Đó là, khi các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và chưa đưa vào sử dụng (mới ở trạng thái dở dang), vẫn bị tính vào công thức, nên làm giảm ROA kinh doanh xuống, khiến cho nhiều nhà đầu tư  nghĩ rằng doanh nghiệp không hiệu quả. Nhưng thực ra các doanh nghiệp này hoạt động khá hiệu quả. Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả tài sản của doanh nghiệp, Chúng tôi chỉ tính đến các loại tài sản hiện đang hoạt động và sinh lợi cho doanh nghiệp như: tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định... và loại bỏ các tài sản chưa "sinh lợi" như xây dựng dở dang và tiền gửi ngân hàng...

Chín vì thế chúng tôi thích sử dụng công thức ROA sinh lợi chính (được goi là: Hiệu quả tài sản sinh lợi chính) và được tính theo công thức sau:

 

Công thức này, sẽ phản ánh đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn vay và tài sản thực sự của doanh nghiệp. Từ công thức này, nhà đầu tư lưu ý một số  vấn đề sau:

- Nếu Hiệu quả tài sản sinh lợi chính (ROA sinh lợi chính)  lớn hơn lãi vay mà doanh nghiệp phải chịu, thì doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận làm ra sẽ đủ sức trả chi phí lãi vay và cổ đông sẽ được hưởng lợi. Doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy để mở rộng sản xuất

- Nếu Hiệu quả tài sản sinh lợi thấp hơn lãi vay mà doanh nghiệp chịu, thì kinh doanh kém hiệu quả, tiền lãi tạo ra không đủ trả lãi suất vốn vay, làm cho hiệu quả của doanh nghiệp sẽ giảm đi.

Tùy từng thời kỳ mà lãi vay sẽ biến động khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi ưa thích các công ty có Hiệu quả tài sản sinh lợi lớn, ít nhất phải đạt trên 15% và nếu tỷ số này ngày càng có xu hướng tăng lên thì nhiều khả năng đó là một cơ hội đầu tư tuyệt vời

Nhà đầu tư có thể tham khảo chỉ số hiệu quả tài sản sinh lợi trên công cụ phân tích chỉ số của chúng tôi Tại đây:

Các công ty xuất sắc như VNM, VCS, MWG... luôn có hiệu quả tài sản sinh lợi cao trên 15%

Ví dụ về trường hợp MWG như sau:

Hiệu quả TSSL cuiar MWG

Hình 1. Hiệu quả tài sinh lợi chính và ROA của MWG

Trong trường hợp MWG, nếu nhìn vào tỷ suất ROA khoảng 9,67%, hơn lãi tiền gửi ngân hàng thời điểm cuối năm 2017 một chút (khoảng 7%) và có thể chẳng hơn nhiều lãi vay mà doanh nghiệp phải chịu, Nhiều người sẽ nghĩ rằng, MWG sử dụng tài sản không hiệu quả. Tuy nhiên, khi loại bỏ các tài sản không sinh lợi, ta thấy rằng Hiệu quả tài sản sinh lợi của MWG đạt hơn 15%. Đây là con số cao có thể chấp nhận rằng MWG vẫn kinh doanh hiệu quả. Mặc dù xu hướng của hiệu quả tài sản sinh lợi đang có xu hướng giảm dần là điểm trừ của MWG.

1. Đánh giá doanh nghiệp qua chỉ số ROE

Bất kỳ nhà đầu tư nào, khi góp vốn kinh doanh, đều mong muốn, tỷ suất lợi nhuận phải cao, ít nhất là hơn gửi ngân hàng, thậm chí là gấp nhiều lần gửi tiết kiệm. Nếu không đạt được mục tiêu như thế, thì gửi ngân hàng sẽ nhàn hạ hơn, không phải chịu các rủi ro trong kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, khi nhận vốn của các cổ đông để kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận mang lại cho các cổ đông, phải lớn hơn nhiều lần lãi suất gửi tiết kiệm. Để đánh giá tỷ suất này, người ta dùng chỉ số ROE

ROE là tên tiếng anh viết tắt của Return on Equity có nghĩa là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

ROE được tính như sau:

Cong thuc ROE

Sẽ có nhiều góc nhìn về ROE, nhưng trong bài học này, chúng tôi đưa ra một số góc nhìn sau:

- ROE < lãi suất gửi ngân hàng: Kinh doanh kém hơn gửi lãi suất ngân hàng. Nhà đầu tư không nên lựa chọn công ty này

- ROE> lãi suất gửi ngân hàng: Kinh doanh tạm chấp nhận được. Và phải xem tỷ lệ này là bao nhiêu và có sự tăng trưởng hay không

Các nghiên cứu về các cổ phiếu xuất sắc nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thế giới, luôn duy trì tỷ lệ ROE trên 20%. Và nếu xu hướng này càng tăng càng tốt. Đó thực sự là các công ty vững mạnh và hiệu quả kinh doanh cao. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo chỉ số ROE trên công cụ phân tích chỉ số của chúng tôi Tại đây:

Ví dụ ở Việt Nam, ROE của Các công ty xuất sắc như VNM thường duy trì tỷ lệ trên 40%, của VCS là trên 50%, HPG trên 20%. Và đương nhiên, các công ty kinh doanh hiệu quả, giá cổ phiếu đi lên một cách bền vững

ROE cua VNM

Hình 1. ROE của công ty VNM, một công ty kinh doanh hiệu quả hàng đầu Việt Nam

Trong khi đó, một số công ty kinh doanh kém hiệu quả, tỷ số này chỉ ở tầm thấp  như HAI năm 2017 chưa đầy 3%, HVG thậm chí còn âm trong năm 2017, giá cổ phiếu liên tục lao dốc...

ROE của HAI

Hình 2. ROE của công ty HAI, một công ty kinh doanh hiệu quả chưa cao

Theo chúng tôi, khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, các bạn nên chọn các công ty có ROE  trên 20%, và có xu hướng tăng lên. 

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

Thành Nam IFT

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập