Bài 4. Các giai đoạn vận động của giá cổ phiếu

Trong khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư phải luôn luôn đặt ra câu hỏi: thời điểm hiện tại nên giao dịch như thế nào? Nên mua, nắm giữ hay là bán cổ phiếu để giữ tiền... Muốn làm được điều này, nhà đầu tư phải biết được giá cổ phiếu đang ở trong giai đoạn vận động của nó, từ đó đưa ra các chiến lược giao dịch hợp lý.

Trong bài học hôm nay, dautuxuhuong.com, gửi đến quý nhà đầu tư đặc điểm các giai đoạn vận động của giá, đồng thời giới thiệu phương pháp phân tích VPA để nhận biết các giai đoạn này

I. Các giai đoạn vận động của giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu vận động qua 04 giai đoạn bao gồm: Tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá. Có thể biểu diễn quá trình này, theo biểu đồ giá tổng quát (hình 1) như sau:

Các giai đoạn vận động của giá

Hình 1: Các giai đoạn vận động của giá cổ phiếu ( theo Wyckoff)

Đặc điểm của từng giai đoạn này như sau:

1.1. Giai đoạn tích lũy:

Tích lũy là giai đoạn các nhà đầu tư chuyên nghiệp mua vào cổ phiếu. Những nhà đầu tư này, đánh giá được được giá trị thực của cổ phiếu, họ mua vào và nắm giữ.  Giai đoạn tích lũy thường được thực hiện sau khi giá cổ phiếu giảm điểm. Tùy thuộc vào tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường mà sẽ có các dạng tích lũy khác nhau, bao gồm:

- Tũy lũy hoảng loạn: Giá chứng khoán giảm mạnh, các nhà đầu tư nhỏ lẻ mất niềm tin. Không những vậy, do tác động tiêu cực của một số tin tức xấu, hoặc do tình trạng call Margin, làm giá cổ phiếu càng giảm thê thảm, nhà đầu tư nhỏ lẻ lúc này hoảng loạn bán ra bằng mọi giá. Đặc điểm của giai đoạn này đó là giá giảm, tạo thành cây nên đỏ than dài và khối lượng giao dịch cực kỳ lớn. Lúc này, nhà đầu tư chuyên nghiệp có cơ hội mua được nhiều cổ phiếu với giá rẻ và họ bắt đầu ra tay.

- Tích lũy chán nản: Cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư nhỏ lẻ chán nản, mất niềm tin, có nhiều người đã bán ra trong quá trình hoảng loạn, còn một số người tiếp tục nắm giữ. Nhưng cổ phiếu vẫn không lên giá, mà giao dịch lèo tèo, thiếu hấp dẫn. Tâm lý chán nản, bi quan bao trùm lấy họ. Mỗi ngày qua đi, họ càng tuyệt vọng và cứ mỗi ngày lại có một số người bán ra cổ phiếu, mong thoát khỏi nỗi đau càng sớm càng tốt. Chính lúc này, nhà đầu tư chuyên nghiệp tiếp tục mua cổ phiếu. Đặc điểm giao dịch trong giai đoạn này đó là, giá chứng khoán thường đi ngang, thân nến thường nhỏ và khối lượng giao dịch thường cực kỳ thấp.

- Tích lũy bùng nổ: Sau giai đoạn tích lũy hoảng loan, và chán nản, áp lực bán cổ phiếu thực sự còn không nhiều, cổ phiếu bắt đầu âm thầm tạo đáy và đi lên. Trong quá trình đi lên, cổ phiếu tạo được một đà tăng và bắt đầu vào giảm giá, Khiến một số người cho rằng, xu hướng giảm giá vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, ngoài các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã mua trong các đợt tích lũy hoảng loạn và chán nản, thì cũng xuất hiện thêm một số nhà đầu tư khác cho rằng, giai đoạn tăng giá của cổ phiếu đã bắt đầu, và khi cổ phiếu giảm giá, là cơ hội để họ bắt đầu mua vào.  Sự tích lũy của nhà đầu tư chuyên nghiệp cùng một bộ phận các nhà đầu tư khác trên thị trường, tạo thành tích lũy bùng nổ. Sẵn sàng cho một giai đoạn tăng giá mạnh mẽ tiếp theo. Quá trình tích lũy bùng nổ, thường tạo thành các mô hình giá như mô hình nền phẳng, cốc tay cầm, lá cờ,..Tích lũy bùng nổ, có thể được thực hiện nhiều lần trong quá trình đi lên của cổ phiếu. Tuy nhiên, nền tích lũy thứ 2 và thứ 3 là có thể tin tưởng. còn các nền thứ 4 trở lên, độ tin cậy kém hơn.

Đặc điểm nhận dạng tích lũy bùng nổ đó là:

-Trước đó, chứng khoán phải tạo được một đà tăng giá:

- Quá trình điều chỉnh không được quá lớn và tạo được đáy sau cao hơn đáy trước

- Khi giá cổ phiếu giảm thì khối lượng giảm, giá tăng khối lượng tăng

Các điểm E1, E2, E4, E5 (Màu xanh) trên đồ thị hình 1: là các điểm kết thúc của giai đoạn tích lũy. Nhà đầu tư có thể mua vào tại các điểm này. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn cao, do giá cổ phiếu có thể tích lũy thất bại và chưa thể chuyển qua giai đoạn tiếp theo

Sau các giai đoạn tích lũy, cổ phiếu sẽ bước sang giai đoạn tăng giá. 

1.2. Giai đoạn tăng giá:

Sau khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp mua gom đủ cổ phiếu, lượng cung cổ phiếu không còn nhiều, đồng thời, lúc này cổ phiếu bắt đầu phản ánh các giá trị của nó. Giá cổ phiếu tăng lên. Sóng tăng đầu tiên, thường rất khó xác nhận và các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn nghi ngờ. Tuy nhiên, sau khi giảm giá (có thể điều chỉnh nhẹ hoặc tạo mô hình tích lũy bùng nổ), giá cổ phiếu tiếp tục đi lên, thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường bắt đầu nhận ra, xu hướng tăng mới của giá. Họ bắt đầu gia nhập lại thị trường.

Giá cổ phiếu tiếp tục tăng lên, và trong quá trình tăng này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu bán ra. Áp lực bán của bộ phần nhà đầu tư này khiến giá cổ phiếu giảm nhẹ. quá trình này gọi là điều chỉnh. Đặc điểm của quá trình điều chỉnh là giá thường giảm không quá lớn đồng thời khối lượng cực kỳ thấp. Khi đến các ngưỡng hỗ trợ quan trọng, giá cổ phiếu thường bật lên và tiếp tục tăng giá.

Các điểm E3, E6 (Màu xanh)  trên đồ thị hình 1 Là các điểm xác nhận cổ phiếu vào giai đoạn tăng giá, Nhà đầu tư có thể mua vào tại các điểm này. Rủi ro của các điểm mua này là thấp nhất

Cổ phiếu sau khi tăng giá mạnh sẽ đến giai đoạn tăng giá một cách quá mức. Tất cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, hào hứng, cực kỳ lạc quan vào thị trường, họ dùng đòn bẩy khá lớn để mua thêm cổ phiếu. Đồng thời lúc này, nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Lúc này, cổ phiếu sẽ chuyển sang giao đoạn tiếp theo

1.3. Giai đoạn Phân phối:

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu nhận thấy giá cổ phiếu đã tăng khá cao, và có rất ít cơ hội để mua mới cổ phiếu. Họ bắt đầu bán ra cổ phiếu và rút tiền khỏi thị trường. Quá trình này gọi là phân phối. 

Khi nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu bán ra, giá cổ phiếu giảm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khác cho rằng đây là quá trình điều chỉnh bình thường. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác vẫn đang say xưa khoe chiến tích, và tiếp tục mua thêm cổ phiếu. Sau các đợt bán ra đầu tiên của nhà đầu tư chuyên nghiệp, giá cổ phiếu tăng trở lại, càng củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư chuyên nghiệp tiếp tục bán ra cổ phiếu của mình. Một lượng tiền được rút ra khỏi thị trường, nguồn cung cổ phiếu tăng lên, trong khi lực đỡ của nhà đầu tư chuyên nghiệp đã hết. Giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm mạnh

14. Giai đoạn giảm giá

Giai đoạn đầu của quá trình giảm giá, nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục kỳ vọng giá có thể hồi lên để bán, Thậm chí, có trường hợp giá hồi lên gần bằng giá mua, nhưng nhà đầu tư còn muốn có lãi, nên tiếp tục nắm giữ. Tuy nhiên, sau một vài lần hồi, giá cổ phiếu lại tiếp tục giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu cắt lỗ. Mặc dù vậy, một bộ phận không nhỏ vẫn nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng gỡ lỗ. Giá cổ phiếu giảm mạnh dến một thời điểm nào đó, mọi hy vọng tiêu tan và họ bán ra cổ phiếu của mình, mong thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt

Chính lúc này, nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu quá trình mua gom lại cổ phiếu.

II. Giới thiệu phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA

Phương pháp VSA (là từ viết tắt của Volume Spread Analytic) được phát triển bởi TOM WILLIAMS. Phương pháp này, nghiên cứu chứng khoán qua biến động của giá và khối lượng. Một số thanh nến đặc trưng của phương pháp này, sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết được các giai đoạn hiện tại của thị  trường và hành động của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong phần mềm Amibroker chúng tôi gửi cho các bạn, đã tích hớp sẵn công cụ VPA V4.0 để nhận biết các nến đặc biệt này.  Trước khi nghiên cứu chi tiết từng thanh nến, chúng ta đi tìm hiểu trước một số khái niệm:

- Spread: là độ biến động của giá chính là Chiều dài nến, được tính bằng giá cao nhất trừ giá thấp nhất (lưu ý phân biệt chiều dài nến và chiều dài thân nến là khác nhau)

- Up Close: Giá đóng cửa ở mức trên 70% chiều dài nến

- Dow Close: Giá đóng cửa ở dưới mức 30% chiều dài nến

- Mid Close: Giá đóng cửa nằm từ 30% đến 70% chiều dài nến

- Dow bar: Giá đóng cửa thấp hơn ngày hôm trước

- Up bar: Giá đóng cửa cao hơn ngày hôm trước

Dưới đây là chi tiết đặc điểm một số thanh Nến đặc trưng:

2.1. No Supply:

Là một thanh nến, có đặc điểm sau:

- Độ biến động giá hẹp;

- Đóng cửa ở mức thấp (Dow close)

- Khối lượng giao dịch thấp

No supply thể hiện tâm lý chán nản của nhà đầu tư nhỏ lẻ, Nguồn cung cổ phiếu đang cạn dần. No supply thường xảy ra trong quá trình tích lũy chán nản và  điều chỉnh nhẹ, giúp các nhà đầu tư chuyên nghiệp gom được nhiều cổ phiếu hơn và là một trong số các yếu tố quan trọng trước khi giá cổ phiếu bước vào giai đoạn tăng giá.

2.2. Test for Supply ( còn gọi là test cung):

Là một thanh nến có đặc điểm sau:

- Trong phiên giá bị đè giảm xuống mức sâu; nhưng cuối phiên, giá đóng cửa ở mức cao (Upclose);

- Khối lượng giao dịch thấp;

Nến này chứng tỏ, nguồn cung cổ phiếu đã giảm mạnh. Người bán thực sự đã chán nản và không bán ra cổ phiếu của mình nữa. Dù rung lắc mạnh, nhưng áp lực bán vẫn không có. Những người nắm giữ cổ phiếu sẵn sàng đầu tư dài hạn. là một trong các yếu tố cần thiết để giá cổ phiếu tăng lên.

Nến này, thường xuất hiện trong giai đoạn cổ phiếu tích lũy và điều chỉnh nhẹ

2.3. Effort to Rise: Nến nỗ lực tăng giá

Nến này là nến cực kỳ quan trọng, đánh dấu tín hiệu của dòng tiền thông minh bắt đầu khởi động cho quá trình tăng giá, đặc điểm của nến này như sau:

- Giá tăng nhanh và mạnh, vượt qua mọi kháng cự nhằm ngăn chặn tất cả các ý định bán tháo. Cuối phiên đóng cửa gần ở mức cao nhất phiên

- Khối lượng giao dịch đột biến, thường từ 1,5 khối lượng trung bình trở lên.

Nến này thường xuất hiện trong giai đoạn tăng giá, nhất là trong thời kỳ đầu, đánh dấu giai đoạn tích lũy bắt đầu chấm dứt, chuyển qua giai đoạn mới.

2.4. No demand:

Là nến giúp đánh giá cầu cổ phiếu, thường có đặc điểm sau:

- Là một nến tăng giá, nhưng đóng cửa ở mức dưới (Dow close)

- Khối lượng giao dịch thấp

Nến này chứng tỏ, người mua nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng không thành công. Lực mua không có, đánh dấu tín hiệu dòng tiền thông minh đã bắt đầu rút khỏi thị trường. Nến này thường xuất hiện trong giai đoạn thị trường đạt đỉnh và bắt đầu vào vùng phân phối

2.5. Up thrust

Là một nến sụp đổ, có đặc điểm sau:

- Biên độ biến động lớn

- Sau khi mở cửa giá tăng mạnh, nhưng sau đó giá giảm mạnh và đóng cửa gần mức thấp nhất của phiên

- Khối lượng giao dịch tăng đột biến

Nến này chứng tỏ sự quyết liệt của bên bán, đặc biệt là của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ đã cảm thấy giá tăng mạnh và đạt được mục tiêu, nên bán ra cổ phiếu và nắm giữ tiền mặt

Nến này xuất hiện là dấu hiệu cho thấy thị trường đang phân phối và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào

2.6. Effort to Fall: Nỗ lực giảm giá

Nến này đánh giá dòng tiền của nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường không còn, cầu đỡ giá của nhà đầu tư chuyên nghiệp 

2.7. Stopping Volume

Là thanh nến quan trọng, đánh dấu sự tích lũy trong giai đoạn hoảng loạn của nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tranh thủ lúc nhà đầu tư nhỏ lẻ, hoang mang, hoảng loạn, bán ra bằng mọi giá, khiến giá cổ phiếu giảm thê thảm, nhà đầu tư chuyên nghiệp đã mua vào.

Đặc điểm của thanh nến này đó là:

- Xu hướng giá là giảm

- Giá giảm mạnh

- Khối lượng tăng đột biến gấp nhiều lần so với trung bình

Khi áp dụng phương pháp VSA vào phân tích kỹ thuật tại Thị trường chứng khoán Việt Nam, nó có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều ưu điểm, đặc biệt giúp nhà đầu tư phán đoán được tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, nhất là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ngoài các thanh nến cơ bản này, VSA còn nhiều thanh nến khác nữa. Trong phần mềm Amibroker, chúng tôi gửi cho các bạn, có các công cụ này. Mặc dù công cụ này, còn một số nhược điểm, nhưng cũng là kênh tham khảo hấp dẫn cho các bạn.

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

Thành Nam IFT

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập