Ngành thép được đánh giá rất khả quan do hoạt động kinh doanh hiệu quả và quy mô vốn đầu tư lớn. Giá thép đã tăng dần từ đáy tại tháng 1/2016 và vẫn đang trên đà tăng từ cuối 2017 đến nay. trong đó HPG có chỉ số tài chính vượt trội hoàn toàn so với các doanh nghiệp còn lại.
Tổng quan ngành thép và sức mạnh nội tại của ngành
HPG có lợi thế lớn nhất khi hiệu suất sản xuất 100% tạo ra ưu thế tuyệt đối khi chủ động được 30% nguồn quặng sắt, trong khi các doanh nghiệp khác phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt HPG thống lĩnh thị trường thép xây dựng và ống thép, trong khi HSG chiếm lĩnh thị phần tôn mạ.
HPG thống lĩnh thị trường thép xây dựng và ống thép, trong khi HSG chiếm lĩnh thị phần tôn mạ.
Trung Quốc chiếm 50% cung và cầu thép thế giới nên triển vọng ngành, giá thép Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường thép Trung Quốc.
Điều đáng lưu tâm là Việt Nam chưa thể sản xuất phôi Slab nên HSG và NKG phải nhập khẩu thép cán nóng về sản xuất ống thép, tôn mạ.
- Hiện có 2 công nghệ chính sản xuất phôi thép billet là lò BOF và lò EAF, trong đó, lò BOF cho ra sản phẩm thép có chất lượng tốt hơn lò EAF.
-Nhu cầu thép trong nước lớn, CAGR đạt 17.6% giai đoạn 2013-2017, nguồn cung tuy lớn hơn cầu nhưng nước ta vẫn nhập siêu thép 2013-2016 vì thép nhập khẩu có giá rẻ hơn thép nội địa.
-Từ khi áp dụng các biện pháp bảo hộ, giá thép Trung Quốc đã kém cạnh tranh hơn so với thép trong nước
Mức độ cạnh tranh trong ngành được đánh giá ở mức TRUNG BÌNH (4.2/10)
Thách thức từ đối thủ mới gia nhập ngành (3/10): Ngành thép đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kiểm soát từ Chính phủ.
Áp lực từ nhà cung ứng (4/10): Nguyên liệu đầu vào đa dạng, không phụ thuộc vào số ít nhà cung ứng.
Áp lực từ khách hàng (5/10): Khách hàng đa dạng, sản phẩm thép tương đồng, chi phí chuyển đổi mua hàng giữa các doanh nghiệp thấp.
Đe dọa từ sản phẩm thay thế (1/10): Chưa có sản phẩm thay thế cho thép.
Cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong ngành (8/10): Rào cản rời ngành lớn, sản phẩm thép tương đồng, cạnh tranh với thép Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ.
Ngành thép có tính hiệu quả do quy mô vốn đầu tư lớn, triển vọng 2018 rất khả quan
Triển vọng ngành thép được đánh giá rất TÍCH CỰC vì:
(1)Thép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì Trung Quốc thực hiện chính sách hạn chế công nghiệp nặng khiến cung thép Trung Quốc giảm mạnh..
(2)Nhu cầu nội địa tăng trưởng dài hạn, CAGR 6.5%.
(3)Tiêu thụ thép trên đầu người Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều mức trung bình
Châu Á và Thế giới.
(4)Tỷ lệ đô thị hóa nhanh nên Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.
(5)Biện pháp bảo hộ ngành thép nội địa đến 2022.
(6)Một số doanh nghiệp trong ngành đang mở rộng đầu tư sản xuất, gia tăng sản
lượng thép và đi vào hoạt động trong 1-2 năm tới.
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/