I. Nhận định thị trường
1.1. Điểm nhấn giao dịch ngày 24/10/2016;
VN-Index giao dịch trong sắc đỏ ngay từ khi mở cửa và duy trì đà giảm cho đến hết giờ giao dịch. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 6.81 điểm còn 678.02 (-0.99%), HNX-Index cũng giảm 1.32 điểm còn 82.88 (-1.57%). VN-Index chìm trong sắc đỏ do các Bluechip điều chỉnh mạnh như BVH, CII, GAS, MSN, VNM, VIC. Đáng chú ý, mặc dù VNM công bố báo cáo kết quả kinh doanh khá khả quan (lũy kế 9 tháng doanh thu tăng 17.6%, lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận cả năm), VNM lại điều chỉnh khá mạnh trong phiên mất 2.2%. Tương tự với FPT cũng giảm nhẹ (công bố kết quả kinh doanh quý 3, lũy kế 9 tháng doanh thu hợp nhất giảm 3% trong khi lợi nhuận tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái). Ở chiều ngược lại, các Bluechip tăng điểm giúp VN-Index không giảm sâu có thể kể đến MBB (ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu 5%) và CTG. BID cũng tăng điểm nhẹ sau khi thông báo kế hoạch chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt 8.5% được đưa ra và báo cáo kết quả kinh doanh Q3 được công bố.
1.2. Nhận định thị trường ngày 25/10/2016
Đồ thị Vnindex ngày 25/10/2016[/caption]Thị trường phản ứng không mạnh mẽ với kết quả kinh doanh quý 3, các Bluechip sau khi đón nhận kqkd quý 3 đều bắt đầu điều chỉnh có thể kể đến VNM, VCB, GAS, CTD, DPM. Điều này khiến cho khả năng tiếp tục giảm điểm của VN-Index trong phiên tới là cao khi thị trường không có trụ đỡ vững chắc. Ngoài ra, VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày cũng là tín hiệu xấu cho phiên giao dịch tiếp theo. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang duy trì ở mức tiêu cực cho thấy khả năng tiếp tục điều chỉnh của VN-Index. Tuy vậy, thanh khoản vẫn được giữ ở mức ổn định, không mấy thay đổi so với phiên giao dịch trước đó cho thấy không có hiện tượng bán tháo xảy ra. Nhà đầu tư được khuyến nghị theo dõi thị trường khi VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng 670.
II. Nhận định các Nhóm ngành
2.1. Các mã ngân hàng biến động trái chiều và giảm với VCB giảm trong khi BID & CTG đều tăng. EIB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB; STB và ACB giảm.
Tin doanh nghiệp – BID trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt là 850đ/cp sau khi tổ chức ĐHĐCT bất thường – BIDV (BID – Kém khả quan) đã thông báo tại ĐHĐCĐBT rằng Ngân hàng sẽ trả cổ tức tiền mặt 850đ/cp vào ngày 21/11 tới. Và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 4/11. Đây được xem là quyết định cuối cùng cho vấn đề cổ tức và sự đảo ngược so với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu đã được đề xuất tại ĐHĐCĐTN năm 2015. Đây cũng là vấn đề được Bộ Tài chính xem xét trong thời gian qua
2.2. Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung giảm dẫn đầu là BVH trong khi PVI đóng cửa tại tham chiếu.
2.3. Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng giảm dẫn đầu là VNM; MSN và KDC. FPT; MWG và PNJ cũng giảm.
Tin KQKD – VNM công bố KQKD Q3 khả quan như kỳ vọng – VNM (Khả quan) công bố doanh thu thuần Q3 đạt 12.266 tỷ đồng, tăng 15,96% so với cùng kỳ và LNTT đạt 3.045 tỷ đồng, tăng 19,23% so với cùng kỳ. KQKD Q3 nói chung khả quan nhưng vẫn kém hơn mức cao kỷ lục của Q2. So với Q2, doanh thu thuần Q3 thấp hơn 1,5% còn LNTT thấp hơn 9,4%. Đây mới chỉ là KQKD tóm tắt và chúng tôi chỉ nhận định tóm lược vì thiếu các thông tin chi tiết. Tỷ suất lợi nhuận vẫn ở mức cao mặc dù có giảm so với các quý trước – Tỷ suất LNTT đạt 24,8%; vẫn thấp hơn mức 25,4% trong Q1 và 27% trong Q2. Điều này một phần là do giá sữa nguyên liệu và giá các đầu vào khác hồi phục. VNM đã hoàn thành 78,8% kế hoạch doanh thu và 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng – Doanh thu thuần 9 tháng đạt 35.127 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ trong khi LNTT đạt 9.033 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.
HSC giữ nguyên dự báo cho năm 2016 – Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 46.884 tỷ đồng, tăng trưởng 17%; LNTT đạt 11.752 tỷ đồng, tăng trưởng 25,5% và LNST đạt 9.871 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Hiện P/E dự phóng 2016 là 23 lần; sát với định giá các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực;
KQKD 9 tháng đầu năm của FPT tăng nhẹ như dự báo - Công ty Cổ phần FPT (FPT) công bố doanh thu 9 tháng đầu năm hợp nhất là 28.468 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. LNTT tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ đạt 2.012 tỷ đồng trong khi LNST đạt 1.744 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Vì vậy, sau 9 tháng đầu năm FPT đã hoàn thành 62% kế hoạch doanh thu cả năm và hoàn thành gần 64% kế hoạch LNTT cả năm. Trong Q3/2016, doanh thu của FPT đạt 10.650 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ trong khi LNST tăng 29% so với cùng kỳ đạt 667 tỷ đồng
2.4. Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD; PVS và PXS.
KQKD 9 tháng đầu năm của GAS giảm như dự báo - Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS – Nắm giữ) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu giảm 7,4% so với cùng kỳ còn 43.546 tỷ đồng và LNST giảm mạnh 46% so với cùng kỳ còn 4.161 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, GAS đã hoàn thành 79% kế hoạch doanh thu cả năm và 58,7% kế hoạch lợi nhuận. Trong Q3/2016, doanh thu là 13.787 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ và LNST chỉ là 986 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ.
2.5. Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm dẫn đầu là HPG & HSG giảm dù NKG tăng. BMP; CSM; DQC; DRC; HHS; RAL; STK; TCM và TMT đều giảm.
2.6. Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC & BCI đóng cửa tại tham chiếu. CII; CTI; CTD; DIG; DXG; HBC; KBC; KDH; SJS và NLG đều giảm.
KQKD 9 tháng đầu năm – KQKD 9 tháng đầu năm của NLG tăng mạnh như dự báo – Trong 9 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG – Khả quan) báo đạt 1.672 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu cả năm trong khi đó, LNST cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ đạt 163 tỷ đồng, hoàn thành 41% kế hoạch LNST cả năm. Trong Q3/2016, doanh thu đạt 604 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ nhờ thực hiện bàn giao nhà tại các dự án Ehome3, Ehome4 và Ehome6 đồng thời ghi nhận 35 tỷ đồng LNST, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
2.7. Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm do HAG giảm đồng thời BFC; BHS; DPM và GTN cũng giảm. PAN; SBT; VHC và VFG đóng cửa tại tham chiếu trong khi đó HNG tăng.
2.8. Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm với DHG; DMC; IMP và TRA giảm.
2.9. Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều và giảm với NT2 giảm dù PPC và VSH tăng. GMD đóng cửa tại tham chiếu trong khi NCT và VSC giảm. VNS cũng giảm.
III. Tin Vĩ mô
Về tin vĩ mô quốc tế, Bộ Tài chính Nhật Bản đã công bố tình hình xuất nhập khẩu tháng 9 với kim ngạch xuất khẩu giảm 6,9% so với cùng kỳ (kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 cũng giảm 9,6% so với cùng kỳ). Đây là tháng 12 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu giảm mặc dù lượng hàng hóa xuất khẩu tháng 9 vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ và tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Xuất khẩu giảm chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc yếu. Đồng thời kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 16,3% so với cùng kỳ. Theo đó, trong tháng 9, Nhật Bản xuất siêu 498,3 tỷ Yên (tương đương 4,8 tỷ USD). Báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản cũng cho thấy xuất khẩu sẽ không giảm hơn nữa ít nhất xét về sản lượng xuất khẩu. Nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu đã trở nên khó khăn hơn do đồng Yên đã tăng giá 16% so với đầu năm
(Nguồn công ty chứng khoán HSC)
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/