Nhận định Thị trường ngày 11/10/2016

I. Nhận định thị trường

1.1. Điểm nhấn VN-Index giao dịch trong sắc đỏ trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch. Dòng thép vẫn tiếp tục đà điều chỉnh ở các cổ phiêu đầu ngành như HPG, HSG, NKG, SMC. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu nhỏ mang tính đầu cơ như FLC, TCH, OGC, ROS tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Kết phiên giao dịch, VN-Index mất 9.76 điểm, giảm về mức 674.19 (-1.43%) trong khi HNX-Index giảm 0.70 điểm còn 84.59 (-0.83%). Thanh khoản trong cả phiên giao dịch buổi sáng duy trì ở mức thấp và chỉ được cải thiện trong phiên buổi chiều khi nhà đầu tư gia tăng lực bán khi VN-Index mất mốc 681 điểm. Có tổng cộng 174 triệu cổ phiếu trên hai sàn được trao tay tương ứng với giá trị giao dịch khoảng 2787 tỷ VND. Độ rộng thị trường đứng ở mức tiêu cực trong phiên hôm nay với 218 mã tăng điểm và 266 mã giảm điểm. Khối ngoại bán ròng trong phiên hôm nay với giá trị ròng khoảng 31 tỷ trên HSX, tập trung chủ yếu vào nhóm các cổ phiếu thép Chỉ số Vnindex-ngay-11-10 Chỉ số Vnindex-ngay-11-10[/caption] 1.2. Nhận định thị trường Thị trường đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày đồng thời mất ngưỡng hỗ trợ 681 là dấu hiệu rủi ro cho VN-Index trong các phiên tiếp theo. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật cũng đồng loạt cho các tín hiệu xấu trong ngắn hạn. Nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh ở các phiên tiếp theo khi nhóm thép và các cổ phiếu trụ vẫn chưa dừng được đà giảm. Nhà đầu tư không nên mở mới vị thế trong thời điểm hiện tại mà nên quan sát vận động của VN-Index ở các ngưỡng hỗ trợ.

II. Nhận định các nhóm ngành

2.1. Các mã ngân hàng nhìn chung giảm với VCB; BID và CTG giảm. ACB & EIB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB & STB giảm. Tin ngành – theo khảo sát của NHNN, các NHTM dự kiến tăng trưởng tín dụng có thể sẽ vượt mục tiêu năm 2016 – Vụ Dự báo thống kê NHNN đã công bố kết quả khảo sát ngành ngân hàng gần đây cho thấy các NHTM kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng tín dụng 21,82% trong năm nay; cao hơn so với mục tiêu 18-20% và mức 17,26% đạt được của năm 2015. Tăng trưởng tín dụng tiền đồng giữ vai trò tăng trưởng chủ đạo như dự kiến – Trong năm 2016, tín dụng tiền đồng dự kiến tăng trưởng 22,95% (năm 2015 đạt 20,96%) và tín dụng ngoại tệ dự kiến tăng trưởng 8,22% (năm 2015 giảm 7,7%). Trong khi đó tăng trưởng huy động dự báo đạt 16,85% (năm 2015 đạt 15,66%). Từ đó theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, hệ số LDR thuần của hệ thống ngân hàng có thể tăng lên khoảng 96,13% từ mức 91,36% tại thời điểm cuối năm 2015. Lưu ý thêm rằng hệ số LDR của toàn hệ thống ngân hàng do NHNN công bố lại cho thấy sự cải thiện từ mức 88,96% tại thời điểm cuối 2015 xuống còn 86,44% tại thời điểm cuối tháng 6/2016. Tuy nhiên, đây dường như là hệ số LDR tính dựa trên Thông tư 36 thay vì hệ số LDR thuần. Một số ngân hàng chẳng hạn như ACB, MBB được phép nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm nay – Hiện chưa rõ phương pháp thực hiện khảo sát là gì nhưng chúng tôi cho rằng NHNN đã lấy số liệu dự báo của chính các NHTM về tăng trưởng tín dụng & huy động cả năm rồi tổng hợp lại. Trong những tháng gần đây, chúng tôi thấy đã có một số ngân hàng được phép nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng so với chỉ tiêu ban đầu. Chẳng hạn, ACB được phép nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21%. Chúng tôi thấy MBB cũng đã được phép nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 22%. Điều đáng chú ý là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mới ở đây (chẳng hạn MBB) chỉ cao hơn một chút so với kết quả khảo sát của NHNN. Điều này cho thấy hoặc những chỉ tiêu này sẽ tiếp tục được nâng thêm hoặc dự báo tổng hợp trong khảo sát của NHNN có khả năng không đạt được. Việc thiếu vốn có lẽ sẽ khiến CTG & BID khó lòng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng – Các NHQD lớn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng tín dụng chung; và chúng tôi thấy VCB (kế hoạch tăng trưởng dư nợ 17%); CTG (kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18%) và BID (kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20%) đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng quanh chỉ tiêu NHNN đưa ra. Hiện với CTG & BID đang thiếu vốn (hệ số CAR lần lượt ở vào 9,7% và chỉ hơn 9% một chút tại thời điểm cuối tháng 6), thì chúng tôi thấy có lẽ chỉ VCB là có thể tăng đáng kể chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Thực tế thì khảo sát này là thông tin khá tích cực đối với cổ phiếu ngân hàng – Rõ ràng là NHNN cũng không quá quan ngại nếu tăng trưởng tín dụng vượt kế hoạch trong năm nay. Và nhiều ngân hàng chắc chắn cũng mong muốn điều tương tự. Do đó, nhìn nhận một cách hợp lý đây có thể xem là dấu hiệu cho thấy khả năng tín dụng có thể tăng trưởng bất ngờ. Và theo đó, có khả năng thu nhập hoạt động cũng sẽ vượt dự báo. HSC hiện dự báo mức tăng trưởng 4,35% đối với LNTT cho 8 ngân hàng đã niêm yết mà chúng tôi theo dõi – Hiện tại, HSC dự báo 8 ngân hàng đã niêm yết mà chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích sẽ đạt tăng trưởng thu nhập hoạt động thuần là 16,12% so với năm trước, tăng thêm 8.568 tỷ đồng và tăng trưởng LNST 4,25% so với năm trước, đạt 30.479 tỷ đồng dựa trên giả định tăng trưởng tín dụng bình quân gộp là 18,12%. Tuy nhiên, dự báo của chúng tôi về LNTT lại có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng. Chẳng hạn, chúng tôi dự báo tăng trưởng LNTT vừa phải đối với mỗi ngân hàng VCB, ACB, MBB, CTG & EIB (riêng trường hợp EIB, mức tăng trưởng dựa trên kết quả LNTT năm ngoái rất thấp) trong khi đó dự báo LNTT giảm đối với các ngân hàng BID, SHB, STB. Nếu tăng trưởng tín dụng thực tế có thể vượt 8-10% kế hoạch, điều này cũng tác động nhẹ đến LNTT. Mặc dù chúng tôi ngờ rằng nhiều ngân hàng có thể lựa chọn tận dụng nguồn thu nhập tốt hơn để đẩy mạnh dự phòng hơn nữa. Thay vì để tác động trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Tăng trưởng tín dụng khả quan có thể tác động đến lợi nhuận năm nay nhưng với mức độ hạn chế - Kết luận ở đây là, chúng tôi cho rằng kết quả khảo sát của Vụ Dự báo thống kê NHNN có chút tham vọng khi mà (1) tăng trưởng tín dụng thực tế của nhiều ngân hàng lớn hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với con số dự báo; (2) với những hạn chế về vốn ở một số ngân hàng lớn như CTG & BID, sẽ khó để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ở những ngân hàng này, thậm chí là đạt mức tín dụng đạt mức tăng trưởng thấp hơn. Và trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí nếu dự báo này là đúng, chúng tôi cho rằng LNTT sẽ không tăng mạnh do phần lớn lợi nhuận tăng thêm sẽ được sử dụng để bù đắp cho chi phí dự phòng còn cao hơn. 2.2. Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều với BVH tăng trong khi PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán giảm dẫn đầu là HCM & VND trong khi SSI đóng cửa tại tham chiếu. 2.3. Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng giảm dẫn đầu là VNM; KDC và MSN. FPT; PNJ và MWG cũng giảm. Tin doanh nghiệp – Habeco có thể sẽ trả cổ tức tiền mặt 1.000đ/ cp vào ngày 28/10 – Một số nguồn tin truyền thông cho biết Habeco sẽ sớm trả cổ tức tiền mặt 1.000đ/cp mặc dù thông tin này vẫn chưa được xác nhận từ phía công ty. Nếu thông tin này là đúng, khi đó công ty sẽ chi khoảng 232 tỷ đồng để trả cổ tức. 2.4. Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD & PVS trong khi đó PXS đóng cửa tại tham chiếu. Tin doanh nghiệp – Cổ phiếu KSA bị đưa vào diện cảnh báo của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM – Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM hôm nay đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) vào diện cảnh báo từ ngày 14/10 do vi phạm về công bố thông tin. 2.5. Cổ phiếu ngành sản xuất giảm dẫn đầu là HPG; HSG và NKG. Trong khi đó BMP; CSM; DRC; DQC; EVE; HHS; RAL; STK và TCM giảm. PAC đóng cửa tại tham chiếu. Tin doanh nghiệp – Phương tiện truyền thông đưa tin chính quyền tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn HPG tiếp quản dự án thép Guang Lian – Phương tiện truyền thông hôm nay đưa tin chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chọn Hòa Phát (HPG - Mua vào) tiếp quản dự án thép có tổng vốn đầu tư 60 nghìn tỷ đồng, trước đây thuộc về Công ty thép Guang Lian của Đài Loan. HPG chưa xác nhận thông tin về việc công ty sẽ chấp nhận tiếp quản dự án – Dự án chia làm 2 giai đoạn với tổng công suất dự kiến là 4 triệu tấn/năm gồm nhiều loại sản phẩm như thép dài và thép tấm chẳng hạn như HRC, thép mạ, thép mạ màu. Dự án này sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; trong đó miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra chính quyền địa phương còn đề xuất áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 30 năm. Câu chuyện này đã được nhắc đến trong vài tháng qua và cho đến nay HPG vẫn chưa xác nhận có chấp nhận việc tiếp quản dự án hay không. Tuy nhiên trong Hội nghị Nhà đầu tư gần nhất, HPG công bố đang nghiên cứu đầu tư vào một dự án mới với công suất 2-4 triệu tấn/năm. Theo đó chúng tôi cho rằng có khả năng HPG sẽ đầu tư vào dự án này. Giá cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh gần đây nhưng không liên quan đến câu chuyện trên – Trong khi đó giá cổ phiếu HPG tiếp tục giảm hôm nay sau khi đã điều chỉnh mạnh trước đó bắt đầu vào ngày 28/9. Hiện không có thông tin về căn bản nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Trong khi đó KLGD đạt cao hơn bình thường và khối ngoại đang bán ròng ở cổ phiếu này. Khối ngoại bán ròng cổ phiếu kể từ ngày 15/9 cho đến nay với giá trị tổng cộng là 547 tỷ đồng (tương đương 12,36 triệu cổ phiếu). Do vậy chúng tôi cho rằng lực bán ròng của khối ngoại là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu giảm. Một nguồn cung cổ phiếu nữa có lẽ là 109,94 triệu cổ phiếu thưởng được chính thức giao dịch (phát hành với tỷ lệ 100:15) vào ngày 15/9. Theo đó, một số NĐT nắm giữ nhiều cổ phiếu HPG có lẽ đã quyết định bán bớt cổ phiếu HPG. HSC đã đưa ra quan điểm phân tích kỹ thuật vào thứ 6 tuần trước cho thấy giá cổ phiếu HPG vẫn còn rủi ro giảm – Chuyên viên phân tích kỹ thuật của chúng tôi đã đưa ra quan điểm phân tích kỹ thuật ngắn và trung hạn đối với cổ phiếu HPG vào thứ 6 tuần trước cho thấy giá cổ phiếu vẫn còn rủi ro giảm trong những tháng tới cho dù hiện giá cổ phiếu đã bước khá sâu vào vùng bán quá mức trong ngắn hạn. 2.6. Cổ phiếu BĐS cũng giảm dẫn đầu là VIC; CII; CTD; DXG; KDH; SJS; NLG và TDH. Trong khi đó BCI & KBC đóng cửa tại tham chiếu. 2.7. Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với BFC; BHS; DPM; GTN; HNG; VHC và VFG đều giảm trong khi PAN; SBT tăng. HAG đóng cửa tại tham chiếu. Tin ngành – Hiệp hội Mía đường kiến nghị chỉ nhập khẩu đường thô trong tương lai và tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan vào đầu năm – Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã gửi chính phủ hai kiến nghị liên quan đến việc đấu giá quyền nhập khẩu khoảng 89.000 tấn đường theo WTO trong năm 2017. Theo đó, Hiệp hội đề xuất : (1) tổ chức đấu giá trong Q1/2017 thay vì Q3 như trước đó. Để trùng với mùa sản xuất từ tháng 11 - tháng 6. (2) đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 100% là đường thô thay vì 50% như hiện nay. Hiện tại có 40 nhà đường trên cả nước với tổng công suất thiết kế là khoảng 155.300 tấn mía mỗi ngày, trong đó 50% công suất là sản xuất đường tinh luyện (RE) và phần công suất còn lại là sản xuất đường kính trắng (RS) và đường vàng. Các doanh nghiệp đường trong nước có thể sản xuất cả hai loại đường này nhưng đường RE thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn (chúng tôi ước tính tỷ suất lợi nhuận của đường RE là 17% so với 14% của đường RS). Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đường RE khi bỏ nhập khẩu đường tinh luyện – Nếu kiến nghị được thông qua, rõ ràng đây sẽ tin tốt đối với (1) các công ty tinh luyện đường khi có thêm tinh đường thô cho tinh luyện và bán; (2) các công ty có thể tinh luyện đường từ đường thô như CTCP Mía đường Biên Hòa (BHS), CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT – Kém khả quan), CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS) nhờ giảm chi phí sản xuất khi giành được quyền sử dụng hạn ngạch. Ở mùa vụ trước, SBT đã sử dụng khoảng 100.000 tấn đường thô trong khi LSS sử dụng 14.000 đường thô trong đó 5.000 tấn là nhập khẩu theo hạn ngạch. Hiện tại, hơn 50% hạn ngạch đường nhập khẩu theo WTO là đường tinh luyện – Trong tháng trước, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức buổi đấu giá quyền nhập khẩu 85.000 tấn đường bao gồm 40.000 tấn đường thô và 45.000 đường tinh luyện theo WTO cho năm 2016. Với giá khởi điểm là 1 triệu đồng/tấn, Bộ Công thương đã thu về 139,5 tỷ đồng từ buổi đấu giá. Quyền nhập khẩu 40.000 tấn đường thô thuộc về Mía đường Biên Hòa (BHS) với 14.444 tấn; Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) với 14.444 tấn và Mía đường Khánh Hòa với 14.444 tấn. Quan điểm tích cực hơn này có thể được xem là một phần trong quá trình tái cơ cấu ngành – Do đó có thể cho rằng BHS & SBT là hai đối tượng hưởng lợi chính từ kiến nghị này. Và một yếu tố khác là thương vụ mua lại vùng trồng mía của HAG tại Lào trước đó (dự kiến sẽ do một trong hai hoặc cả 2 công ty cùng vận hành). Chưa đề cập đến những đồn đoán hiện tại về khả năng sáp nhập giữa BHS & SBT. Thay đổi về thời gian thực hiện đấu giá cũng sẽ phù hợp hơn với các công ty sản xuất đường – Thông thường, vụ ép bắt đầu vào tháng 11 (một số nhà máy có thể bắt đầu sớm hơn) và kết thúc vào tháng 4, sau đó những nhà máy có thể tinh luyện đường từ đường thô sẽ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 5 - tháng 6. Đối với vụ 2015/2016, tổng diện tích trồng mía trên cả nước đã giảm 6,7% còn 284.367ha và tổng sản lượng mía cũng giảm 8% xuống 18,3 triệu tấn, theo đó năng suất là 64,4 tấn mía/ha. Sản lượng đường chế biến đạt 1.237.300 tấn (giảm 12,73% so với vụ trước), trong đó đường tinh luyện là 630.000 tấn. Ở vụ mùa hiện tại, Hiệp hội ước tính sản lượng mía ép là 15 triệu tấn (giảm 18% so với vụ trước) cho sản lượng đường là 1,4 triệu tấn. Trong khi đó USDA báo cáo trong vụ mùa 2015/2016, tổng tiêu thụ đường của Việt Nam đã đạt 1,97 triệu tấn (tăng trưởng 8,6%) và dự báo tiêu thụ cho vụ 2016/2017 sẽ là 2 triệu tấn (tăng trưởng 1,3%). 2.8. Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và giảm với DHG; DMC & TRA đều giảm trong khi đó IMP tăng. 2.9. Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải nhìn chung giảm dẫn đầu là GMD; NT2; PPC; VSC và VNS. Trong khi đó VSH tăng.

III. Tin Vĩ mô

3.1. Chúng tôi thấy số liệu bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Mỹ công bố với 156.000 việc làm mới được tạo ra, thấp hơn so với dự báo của thị trường là 176.000 việc làm và cũng thấp hơn mức 167.000 việc làm mới tạo ra trong tháng 8. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,9% lên 5%. Sự phản ứng ôn hòa trước thông tin này cho thấy số liệu như trên vẫn được đánh giá là tốt với thời gian mở rộng của thị trường lao động đã kéo dài và cho thấy thị trường lao động vẫn còn dư địa phát triển nhờ tỷ lệ thâm nhập thấp (hiện tỷ lệ này là 62,9% và đã tăng lên). Phó chủ tịch Fed Stanley Fischer cho biết số liệu trên sát với trạng thái cân bằng (trạng thái Goldilocks); cho thấy mọi việc vẫn trên đà để đi đến một đợt nâng lãi suất trước cuối năm nay. Trong số 15 nhà tạo lập thị trường được khảo sát, có 14 nhà tạo lập thị trường dự báo lãi suất sẽ tăng vào tháng 12 với hợp đồng tương lai của lãi suất phản ánh xác suất nâng lãi suất vào tháng 12 là 70%. Tồn kho bán buôn tại Mỹ trong tháng 8 đã được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào thứ 6 tuần trước với mức giảm 0,2% so với tháng liền trước; nghĩa là giảm nhiều hơn kỳ vọng và con số ước tính (là giảm 0,1%). Tồn kho là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến GDP Q2 nên số liệu này được thị trường chú ý nhiều. Và phần tồn kho bán buôn đóng góp vào GDP giảm 0,3% trong tháng 8. 3.2. Thống đốc PBOC của Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết chính phủ đang theo dõi sát giá BĐS (đang tăng) và sẽ có những biện pháp thích hợp. Trước đó đã có nhiều nhà bình luận cảnh báo về bong bóng BĐS tại Trung Quốc. Những biện pháp được thực hiện cho đến nay đã không ngăn chặn được đà tăng của giá BĐS nói chung và trong những ngày gần đây 20 thành phố của Trung Quốc đã áp dụng thêm các biện pháp mới. Và điều này cho thấy Trung Quốc có thể sẽ còn có thêm những biện pháp khác nhằm giảm nhiệt giá BĐS. 3.3. Trong khi đó, Thống đốc BOJ Kuroda vào cuối tuần qua khẳng định không có kế hoạch giảm mua vào trái phiếu chính phủ cũng như ngừng duy trì lãi suất thấp cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Ông cũng bảo vệ động thái chuyển hướng chính sách gần đây sang tập trung kiểm soát đường cong lãi suất. Ông cho biết lãi suất dài hạn cực kỳ thấp gây trở ngại đến tác động từ các quyết định chính sách của NHTW đến nền kinh tế vì ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận các ngân hàng, lợi nhuận đầu tư của các quỹ hưu trí và quỹ đầu tư. Ông cũng ám chỉ rằng BOJ vẫn có thể tiếp tục áp dụng nhiều hơn nữa các biện phát kinh thích nền kinh tế. Đồng thời cho biết giá trái phiếu kỳ hạn ngắn còn có thể giảm tiếp mặc dù lợi suất âm. 3.4. Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết đến cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019, Ngân hàng TW Châu Âu có thể đạt mục tiêu lạm phát 2%. Ông phủ nhận rằng chương trình QE đang dẫn đến thực trạng bong bóng tài sản cũng như việc lạm phát thấp ảnh hưởng nhiều đến chuyện thiết lập lương bổng. Ông cũng phát biểu về khả năng lạm phát sẽ tăng lên mức 1% trong 3-6 tháng tới trước khi tăng hơn nữa. Lạm phát tại khu vực Châu Âu đã duy trì ở dưới mục tiêu nêu trên trong hơn 3,5 năm qua. (Nguồn công ty chứng khoán HSC)  

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

IFT Admin

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập