Nhận định thị trường ngày 07/10/2016

I. Nhận định thị trường ngày 07/10/2016

1.1. Điểm nhấn giao dịch ngày 06/10/2016 Diễn biễn thị trường kém sôi động hơn những phiên giao dịch trước, mặc dù gia tăng về mặt điểm số và thanh khoản. Thị trường tiếp cận gần mốc 700 điểm và điều chỉnh hẹp quanh vùng này phần lớn do tác động của giá của cổ phiếu VNM trong phiên. Nhóm ngân hàng vẫn đang tác động vào chiều hướng tăng của thị trường tuy nhiên mức độ ảnh hưởng giảm sút hẳn so với những phiên trước. Nhóm ngành Thép vẫn suy giảm từ đầu tuần, đặc biệt cổ phiếu HPG, HSG điều chỉnh cũng có tác động đến sự suy yếu của chỉ số thị trường cũng như tâm lý giao dịch chung. Chỉ số thị trường tiếp cận ngưỡng kháng cự 700 trong phiên sáng và suy yếu dần đi từ phiên giao dịch chiều. Gần cuối phiên giao dịch chiều, sự giảm điểm mạnh của cổ phiếu VIC khiến chỉ số thị trường mất điểm nhanh chóng. Sự điều chỉnh còn xảy lớn dần lên đối với nhóm cổ phiếu HPG, HSG và cổ phiếu FPT. Chốt phiên, chỉ số VN-index tiến sát ngưỡng tham chiếu phiên hôm trước, tăng nhẹ 0.28 điểm, đạt 687.32 điểm. Đồ thị Vnindex ngày 06/10/2016 Đồ thị Vnindex ngày 06/10/2016[/caption] 1.2. Nhận định tình hình ngày 07/10 Ngoài tín hiệu tích cực từ sự mua ròng của khối ngoại, diễn biến thị trường hôm nay vẫn chưa thể hiện một sự bứt phá rõ nét, nhìn chung thị trường đang trong xu hướng vận động đi ngang trong 2 tuần trở lại đây trong biên độ 680 và dưới ngưỡng 690 điểm. Nhà đầu tư nên duy trì một tỷ trọng hợp lý tùy thuộc vận động thị trường theo khuyến nghị của những phiên trước đó, thực hiện hạ tỷ trọng danh mục khi chỉ số thị trường tiếp cận ngưỡng 690 điểm và tham gia trở lại nếu như thị trường có xu hướng điều chỉnh hướng về vùng hỗ trợ dưới 680 điểm, để phòng rủi ro đảo chiều của thị trường chung.

II. Nhận định các nhóm ngành

2.1. Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là VCB trong khi CTD và BID đóng cửa tại tham chiếu. ACB & EIB cũng đóng phiên tại tham chiếu trong khi MBB & STB tăng. Tin doanh nghiệp – NHNN đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn thêm 815,6 tỷ đồng của MBB – NHNN gần đây đã chấp thuận kế hoạch phát hành 81,56 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5% của MBB (Khả quan). Đây là một phần trong kế hoạch tăng vốn trong năm 2016 đã được thông qua tại ĐHCĐTN năm 2015 tổ chức trước đó trong năm nay. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của MBB sẽ tăng thêm 815,6 tỷ đồng lên 17.127,4 tỷ đồng. Tổng vốn tăng thêm dự kiến trong năm 2016 là 1.127 tỷ đồng (tăng 7%). Kết quả 9 tháng có vẻ khả quan – HSC ước tính LNTT 9 tháng đầu năm sẽ đạt 2.700 tỷ đồng (tăng 5,6% so với cùng kỳ); trên đà hoàn thành kế hoạch cả năm 2016 là 3.611 tỷ đồng (tăng trưởng 12,1%). Tỷ lệ NIM hồi phục nhờ hệ số LDR tiếp tục tăng – HSC ước tính tín dụng cuối tháng 9 tăng 20,2% so với đầu năm và đạt 145,86 nghìn tỷ đồng; vốn huy động khách hàng tăng 3,8% so với đầu năm và đạt 188,46 nghìn tỷ đồng. Cuối Q3, chúng tôi ước tính vốn huy động khách hàng trên thực tế đã giảm 1% so với đầu kỳ. Do tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động nên hệ số LDR thuần đã tăng lên 77% vào cuối Q3 từ 67% tại thời điểm cuối 2015. Tuy nhiên hệ số LDR của MBB vẫn khá thấp nếu so với các ngân hàng khác. Với hệ số LDR tăng, chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM tăng 0,25% so với 6 tháng đầu năm lên 3,70%; nhưng vẫn thấp hơn 0,2% so với mức 3,95% của năm 2015 do trái phiếu đầu tư có lợi suất cao năm 2016 giảm mạnh so với 2015 sau khi trái phiếu kỳ hạn 5 năm đáo hạn. Chi phí dự phòng trích lập tăng trong Q3 – Sau khi giảm mạnh xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng trong 6 tháng đầu năm xuống còn 255,5 tỷ đồng (giảm 81% so với cùng kỳ). HSC kỳ vọng MBB sẽ tích cực hơn trong việc xử lý nợ xấu trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể chi phí dự phòng Q3 ước tính là 1.410 tỷ đồng (tăng 177% so với cùng kỳ); theo đó chi phí dự phòng cả 9 tháng đầu năm xấp xỉ 2.000 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ). Và trong khi LNTT Q3 sát kỳ vọng thì lợi nhuận trước trích lập dự phòng nhiều khả năng sẽ cao hơn kỳ vọng (xấp xỉ 2.256 tỷ đồng, tăng 82,3% so với cùng kỳ). HSC ước tính LNTT năm nay sẽ tăng trưởng 14% và vượt kế hoạch của MBB – HSC cũng dự báo LNTT cả năm sẽ tăng trưởng 14% đạt 3.672 tỷ đồng, vượt kế hoạch của Ngân hàng là 3.611 tỷ đồng (tăng trưởng 12,1%). Dự báo của chúng tôi dựa trên các giả định sau: (1) Tăng trưởng cho vay khách hàng là 25% đạt 151,7 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng huy động khách hàng là 5% đạt 190,6 nghìn tỷ đồng; HSC điều chỉnh hai giả định này, trước đây chúng tôi dự báo tăng trưởng cho vay khách hang là 20% và tăng trưởng huy động khách hang là 6%. (2) Tỷ lệ NIM giảm 15 điểm cơ bản xuống 3,8%, theo đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng 13,2% đạt 8,287 tỷ đồng. Tỷ lệ NIM được điều chỉnh tăng lên 5 điểm cơ bản so với giả định trước đây do cho vay khách hàng tăng cao hơn và huy động khách hàng tăng chậm hơn. Hơn nữa, việc gần đây MBB giảm lãi suất huy động sẽ giúp tỷ lệ NIM được cải thiện. (3) Tổng thu nhập ngoài lãi là 1.679 tỷ đồng (tăng trưởng 15,5%) (4) Chi phí dự phòng sẽ tăng 13% so với năm 2015 lên 2.376 tỷ đồng (5) Tổng chi phí hoạt động sẽ tăng 13,6% so với cùng kỳ, là 3.917 tỷ đồng và hệ số CIR sẽ là 39,3%. (6) Hệ số CAR vào khoảng 11,7% vào thời điểm cuối năm 2016. Do đó, ước tính EPS điều chỉnh sau trích quỹ khen thưởng và phúc lợi là 1.568đ/cp, BVPS là 15.457đ/cp, định giá ngân hàng ở mức PB là 0,96. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo thông tư có nội dung liên quan tới việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp đối với hệ thống ngân hàng – Việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp tại các công ty thực tế đã tồn tại trong một vài năm vừa qua. Một phần của dự thảo thông tư mới ban hành nhằm lấy ý kiến đóng góp thực tế là hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) căn cứ vào một số điều khoản đã có trong Nghị định 58/2012/ND-CP (ban hành ngày 20/07/2012) và Nghị định 60/2015/NĐ-CP (ban hành ngày 26/07/2015) phù hợp với Luật Chứng khoán. Có 3 điều kiện chính cần phải tuân thủ - Căn cứ vào dự thảo thông tư nói trên, có 3 điều kiện chính mà các TCTD cần tuân thủ khi thực hiện việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp như sau: (1) TCTD chỉ được thực hiện đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (theo chúng tôi hiểu là đã trích lập đủ và xóa nợ); (2) Tổng mức vốn góp, mua cổ phần dưới mọi hình thức không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại, không vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính; và (3) TCTD phải tuân thủ tỷ lệ đảm bảo an toàn trước và sau khi hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần, trừ trường hợp đặc biệt khi các TCTD đang trong quá trình triển khai tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thống đốc. Nhận định của HSC – Đây hiện mới chỉ là bản dự thảo đầu tiên của thông tư này. Vì thế, tất nhiên chúng ta sẽ thấy còn có nhiều vấn đề cần thảo luận kỹ hơn trước khi văn bản chính thức có thể được ban hành. Nếu không, nó có thể khiến cho các TCTD lúng túng trong quá trình triển khai. Đầu tiên, chúng tôi cảm thấy khó để đánh giá mục đích của việc giới hạn phân loai nhóm nợ được phép hoán đổi thành cổ phần (chỉ nợ nhóm 5 và nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro) – Rõ ràng là NHNN có vẻ muốn các ngân hàng phải nỗ lực hết sức trong qusa trình xử lý nợ xấu trong vai trò của người cho vay trước khi phải chuyển sang vai trò mới là cổ đông. Bởi vì các TCTD thực tế không phải là các quỹ đầu tư. Do đó, việc giới hạn các nhóm nợ như trên có thể được xem nhìn nhận rằng việc áp dụng hình thức chuyển đổi thành vốn góp sẽ là lựa chọn cuối cùng của các TCTD trong số các phương án xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng: • Có rất nhiều các câu hỏi lớn liên quan tới hiệu quả của việc các TCTD tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong các công ty có vấn đề và không có khả năng trả nợ trong một thời gian dài. Nói cách khác là các công ty đang có các khoản nợ nhóm 5 hoặc nợ đã xử lý. • Ngược lại, các ngân hàng thường chỉ thành công nhất trong việc hoán đổi nợ thành vốn góp tại các công ty vừa và nhỏ nơi có các hoạt động kinh doanh thương đối đơn giản và rõ ràng. Đây thường là những công ty bị mất thanh khoản tạm thời. Và một số các trường hợp thành công khác cũng được quan sát thấy ở Công ty TNHH Mua bán Nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính (DATC) sau khi các TCTD đã bán khoản nợ xấu của họ cho DATC. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa nghe nói đến các trường hợp xử lý nợ xấu thành công với phương pháp hoán đổi nợ xấu thành vốn góp như trên tại các công ty/tập đoàn lớn khi mà các khoản nợ của họ đã thành nợ nhóm 5. Cũng phải nói thêm là các TCTD sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và nhân sự vào những trường hợp như vậy. Thiếu các chuẩn mực kế toán cụ thể hỗ trợ cho việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp – Hiện dự thảo thông tư chưa bao gồm các quy định chi tiết về các tiêu chuẩn kế toán được áp dụng trong trường hợp hoán đổi nợ xấu thành vốn góp, ví dụ như việc sử dụng dự phòng cụ thể, việc xử lý tài sản dảm bảo sau khi chuyển đổi nợ và các phương pháp xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp. Ví dụ, một ngân hàng về mặt lý thuyết đang có một khoản cho vay giá trị 100 tỷ đồng, hiện đang ở nhóm 5 ở một công ty có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Khoản nợ này được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo có giá trị là 50 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng cụ thể là 50 tỷ đồng. Để ngân hàng này có thể thực hiện việc hoán đổi khoản nợ xấu trên thành vốn góp, một số các hướng dẫn cụ thể cần phải được đưa ra, ví dụ như: (1) việc hoán đổi nợ thành vốn góp sẽ căn cứ trên giá trị ban đầu hay giá trị còn lại của khoản nợ xấu (giá trị còn lại sau khi đã khấu trừ chi phí dự phòng cụ thể); (2) ngân hàng sẽ tiếp tục nắm giữ TSĐB với vai trò như là người cho vay hay sẽ giải chấp TSĐB ngay sau khi giao dịch hoán đổi nợ hoán thành vì vai trò mới của ngân hàng lúc này sẽ là chủ sở hữu. (3) quá trình thanh lý TSĐB sẽ diễn ra như thế nào nếu TSĐB này hiện đang được thế chấp cho nhiều khoản vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, và (4) quy trình sẽ diễn ra như thế nào nếu như khoản nợ xấu phát sinh ở công ty mẹ trong khi cổ phần hoán đổi lại nằm ở các công ty con (ví dụ như trong trường hợp CTG và Vinalines), và ngược lại, v..v.. Một khía cạnh hết sức quan trọng khác đó là quy trình đánh giá giá trị hợp lý của các doanh nghiệp có nợ xấu – Theo ý kiến của chúng tôi, đây thực sự là một bài toán đố. Chúng tôi quan sát từ một số ví dụ trên thị trường liên quan tới các Doanh Nghiệp Nhà nước (DNNN) lớn có các khoản lỗ lũy kế và thậm chí có cả trường hợp âm VCSH. Ví dụ, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Vinalines chỉ có 10,69 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ trong khi có tới 24 nghìn tỷ đồng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2014. Hơn nữa, các chủ nợ chính của các DNNN lại chủ yếu là các Ngân hàng Quốc doanh (NHQD) ví dụ như CTG, BID, Agribank, VDB. Tại các ngân hàng này, NHNN hiện vẫn đang là cổ đông lớn nhất. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp sẽ liên quan tới rất nhiều các ban ngành của chính phủ và có thể kéo dài hàng năm trời trước khi triển khai được. Trừ khi các phương pháp và các vấn đề có thể phát sinh ngoài dự kiến được vạch rõ từ đầu. Theo lý thuyết, nợ xấu có thể chuyển đổi thành vốn góp có thể lên đến 86,64 nghìn tỷ đồng hoặc 1,72% tổng dư nợ tín dụng cuối tháng 6/2016 – Chúng tôi không thấy có quy định chi tiết về mức trần mà TCTD có thể góp tại một công ty hoặc hoán đổi một khoản nợ. Do đó, về mặt lý thuyết thì sau khi hoán đổi nợ xấu thành vốn góp, công ty đó có thể trở thành công ty con/công ty liên kết hoặc một khoản đầu tư vốn dài hạn của ngân hàng. Mặc dù vậy, trong dự thảo thông tư này, NHNN hiện đang quy định mức trần tối đa đối với mọi hình thức góp vốn cho mọi công ty con/công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác là 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại, không vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính. Quy định này thực tế là đang phù hợp với Điều 103 của Luật TCTD và Điều 18 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN và bản sửa đổi Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Tại thời điểm cuối năm 2015, chúng tôi ước tính tổng vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của hệ thống ngân hàng là khoảng 361 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị góp vốn đầu tư vào các công ty con/công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác là khoảng 56,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 16% của tổng vốn điều lệ và các quỹ dự trữ). Điều này cho thấy rằng nếu các TCTD đóng bang hoàn toàn các hoạt động đầu tư/góp vốn khác và các công ty con/công ty liên doanh liên kết và đầu tư dài hạn, thì vẫn còn khoảng 24% còn lại dành cho việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp, tương ứng với 86,64 nghìn tỷ đồng và chiếm 1,72% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống vào thời điểm cuối tháng 6/2016. Tuy nhiên, những quy định khắt khe về việc tính Vốn cấp 1 sẽ là lý do chính khiến cho các TCTD tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ việc lạm dụng phương pháp xử lý nợ xấu này – Về lý thuyết, chúng tôi lưu ý rằng các TCTD có thể tự do hoán đổi nợ xấu thành cổ phần tại một công ty đang gặp khó khăn mà không bị giới hạn tỷ lệ góp vốn. Do đó, từ thời điểm hoàn thành giao dịch hoán đỏi, TCTD sẽ trở thành cổ đông của công ty thay vì là ngân hàng cho vay, do đó, sẽ áp dụng thứ tự chi trả hoàn toàn khác trong trường hợp công ty cuối cùng vẫn phá sản. Điều này sẽ dẫn tới các rủi ro tiềm ẩn về chất lượng của danh mục đầu tư góp vốn và có thể làm phát sinh thêm các khoản dự phòng rủi ro cho danh mục này. Do đó, cuối cùng TCTD đã hoán đổi những khoản nợ xấu này lấy những khoản tổn thất khác. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi cho rằng các TCTD sẽ rất cẩn trọng trong việc xử lý nợ xấu bằng phương pháp này. Lý do chính là do các quy định chặt chẽ của việc tính Vốn cấp 1 khi tính tỷ lệ CAR. Theo đó, tất cả các khoản đầu tư góp vốn vào các TCTD khác, các khoản góp vốn vào các công ty con, và các khoản đầu tư góp vốn để nắm quyền kiểm soát ở các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, công ty tín dụng tiêu dùng, công ty thẻ, v..v.. sẽ bị giảm trừ trực tiếp hoặc gián tiếp vào tổng giá trị Vốn cấp 1. Do đó, chúng tôi cho rằng sẽ không có nhiều giao dịch hoán đổi nợ xấu thành vốn góp trong thực tế - Nhu cầu đối với việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp đã xuất hiện đối với một số trường hợp trong một vài năm gần đây. Chủ yếu liên quan tới các DNNN và các NHQD. Ví dụ như Vietinbank đã từng đề xuất NHNN và Bộ GTVT cho phép hoán đổi nợ xấu ở Vinalines sang thành vốn góp tại một số cảng mà Vinalines nắm giữ từ năm 2014-2015. Bên cạnh đó, Tập đoàn Hóa chất cũng vừa đệ trình lên lên Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt phương án tái cấu trúc Nhà máy đạm Ninh Bình trong đó cho phép chuyển đổi 2.708 tỷ đồng nợ xấu (tài trợ bởi VDB) sang thành vốn góp. Tuy nhiên, do những khó khăn vướng mắc mà chúng tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi quan ngại rằng các TCTD có thể tìm ra một kênh xử lý nợ xấu hiệu quả từ phương án này bên cạnh các phương án cũ là tự xử lý bằng dự phòng và bán nợ cho VAMC 2.2. Các mã tài chính phi ngân hàng giảm với BVH & PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm dẫn đầu là SSI & VND trong khi HCM đóng cửa tại tham chiếu. 2.3. Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng dẫn đầu là VNM & KDC trong khi MSN giảm. FPT cũng tăng trong khi PNJ tăng. Tin doanh nghiệp - Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC) đã tổ chức ĐHCĐ bất thường hôm nay và bầu ông Trần Lệ Nguyên – TGĐ CTCP Tập đoàn KIDO – KIDO Group (KDC) và bà Nguyễn Thị Hạnh là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012-2017. Và ông Trần Lệ Nguyên cũng được bầu là Chủ tịch HĐQT của TAC. Tin doanh nghiệp - TGĐ Sabeco vẫn hướng tới thực hiện niêm yết trong tháng 12 – TGĐ của Sabeco, ông Lê Hồng Xanh kỳ vọng sẽ tiến hành niêm yết trong tháng 12 năm nay. Ông cũng cho biết vấn đề tồn động duy nhất hiện tại là vấn đề thuế liên quan đến Bộ Tài chính. Sabeco cũng đang đợi phê duyệt của Thủ tướng về kế hoạch cuối cùng đối với việc giảm sở hữu nhà nước tại công ty. Thời gian niêm yết nói trên có vẻ lạc quan hơn so với thời gian đề xuất của Thứ tưởng Bộ Công thương đưa ra trước đó. Tin cổ phiếu - Mekong Enterprise Fund 2 giảm cổ phần tại MWG xuống 5,46% - Mekong Enterprise Fund 2 đã đăng ký bán 2,83 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ ngày 8/10 đến ngày 8/11/2016 để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5,46% từ mức 7,39% trước đó. 2.4. Cổ phiếu dầu khí nhìn chung cũng tăng dẫn đầu là PVD; PVS và PSX. Tuy nhiên, GAS giảm. 2.5. Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG; HSG và NKG giảm. Tiếp đó, BMP; CSM; EVE; HHS; RAL; STK; TCM; TMT và PAC đều tăng. DRC đóng cửa tại tham chiếu trong khi DQC giảm. Tin doanh nghiệp - Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát ước tính LNTT đạt 97,3 tỷ đồng (tương đương 4,36 triệu USD) trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 97,3% kế hoạch LNTT cả năm. Doanh thu ước tính đạt 1,47 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, hoàn thành 70,2% kế hoạch doanh thu cả năm. AAA dự kiến chuyển niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong tháng 10/2016. 2.6. Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC; SJS; HBC; CTD & DIG giảm trong khi BCI & KBC đóng cửa tại tham chiếu. CII; KDH; TDH & NLG đều tăng. KQKD – CII công bố ước tính KQKD công ty mẹ 9 tháng đầu năm - Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII- Khả quan) đã công bố ước tính KQKD công ty mẹ 9 tháng đầu năm với LNST tăng 42,2% so với cùng kỳ đạt 660,2 tỷ đồng. Trong khi đó, cho Q3/2016, doanh thu công ty mẹ đạt 103,7 tỷ đồng (tăng 4,6% so với cùng kỳ) và LNST đạt 229,4 tỷ đồng (tăng 129% so với cùng kỳ). Cổ tức được nhận và lợi nhuận được chia từ các công ty con và lợi nhuận từ hoán đổi trái phiếu phát hành cho Metro Pacific Tollways Corporation là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của CII. 2.7. Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm với chỉ HAG; GTN & HNG tăng. BFC; BHS; DPM; PAN và VHC giảm trong khi SBT & VFG đóng cửa tại tham chiếu. Tin ngành – Kim ngạch xuất khẩu gạo dự kiến không đạt mục tiêu 5,4 triệu tấn trong năm nay – Việt Nam mới xuất khẩu được 3,76 triệu tấn gạo (kim ngạch 1,69 tỷ USD) sau 9 tháng, giảm 16,4% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 12,5% so với cùng kỳ về giá trị. Kết quả trên mới chỉ đạt 69,6% kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm là 5,4 triệu tấn gạo năm 2016. Kết quả này thấp hơn nhiều mục tiêu xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo của Bộ NNPTNT và Hiệp hội lương thực đề ra đầu năm nay (mục tiêu này cũng đã thấp hơn mức xuất khẩu thực tế là 6,6 triệu tấn trong năm ngoái). Việc thiếu các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn là nguyên nhân chính do cạnh tranh từ Thái Lan (Thái Lan đã tích cực xuất khẩu gạo từ lượng gạo dự trữ lớn của nước này). Ngoài ra, gạo của Việt Nam vẫn gặp phải vấn đề về chất lượng; trong đó chủ yếu là gạo tấm. 2.8. Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG & IMP giảm trong khi DMC đóng cửa tại tham chiếu. Tuy nhiên, TRA tăng mạnh. 2.9. Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với PPC & NT2 tăng trong khi VSH giảm. VSC tăng và GMD & VNS cũng tăng.

III. Các tin vắn vĩ mô khác

Báo cáo việc làm tháng 9 của ADP (theo dõi việc làm khu vực tư nhân tại Mỹ, công bố trước số liệu bảng lương phi nông nghiệp khoảng 1 hoặc 2 ngày) cho thấy có thêm 154.000 việc làm mới được tạo ra tại Mỹ trong tháng 9. Số liệu này thấp hơn một chút so với dự báo của thị trường là 166.000 việc làm. Số lượng việc làm mới tạo ra của tháng 8 được điều chỉnh xuống còn 175.000 từ 177.000. Về bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ 6 (theo dõi số liệu việc làm cả khu vực công và khu vực tư nhân), thị trường kỳ vọng sẽ có 175.000 việc làm mới được tạo ra (tháng 8 là 126.000 việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giữ nguyên ở 4,9%. Markit công bố chỉ số PMI tháng 9 cho khu vực đồng Euro đạt 52,6; giảm so với mức 52,9 trong tháng 8 và lập đáy mới kể từ tháng 1/2015. Số liệu này góp phần cho thấy tăng trưởng GDP sẽ chỉ đạt 0,3%; và đây rõ ràng là mức tăng trưởng không khả quan. Trong khi đó theo Eurostat, lạm phát tại khu vực đồng Euro đã tăng gấp đôi lên 0,4% trong tháng 9 từ 0,2% trong tháng 8.    

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

IFT Admin

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập