I. Nhận định thị trường ngày 04/01/2017
1.1. Điểm nhấn giao dịch ngày 03/01/2017
Phiên giao dịch mở màn năm 2017 thể hiện sự tích cực ngay từ đầu giờ với sắc xanh phủ đầy trên thị trường. Nhóm ngân hàng và dịch vụ tài chính là nhân tố chính đưa chỉ số VN-Index tăng 7,14 điểm (1,07%) lên 672,01 điểm. Hnx-Index thậm chí còn tăng với biên độ lớn hơn, tăng 1,07 điểm (1,34%) lên 81,19 điểm nhờ ACB tăng điểm mạnh. Sàn UPCoM cũng sôi nổi giao dịch dù chỉ tăng nhẹ 0.06% với hai cổ phiếu mới lên sàn là VGT và HVN, trong đó VGT tăng điểm mạnh còn HVN tăng trần. HVN cho thấy được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư khi chỉ có vỏn vẹn 700 cổ phiếu khớp lệnh và gần 1 triệu lệnh dư mua trần. Mặc dù tăng điểm mạnh nhưng thanh khoản thị trường phiên khớp lệnh ở mức khá thấp với 107 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1887 tỷ đồng.
1.2. Nhận định thị trường
VN-index ngày 03/1/2017[/caption]
Nhóm cổ phiếu ngân hàng (VCB, CTG) và thép (HPG, HSG) được BSC khuyến nghị trong các báo cáo trước đều có phiên giao dịch ấn tượng. VN-Index tăng mạnh vượt qua cả 2 mức MA45 và MA100 cho thấy sự hưng phấn của nhà đầu tư. VN-Index có thể tiếp tục phục hồi nhưng cần có thêm sự ủng hộ của thanh khoản phục hồi để đà tăng được bền vững. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép, chờ chốt lãi ở các ngưỡng kháng cự mạnh.
II. Diễn biến các nhóm ngành và cổ phiếu chính
2.1. Các mã ngân hàng tăng mạnh dẫn đầu là VCB trong khi đó CTG & BID tăng trần. EIB & ACB cũng tăng đáng kể dù MBB giảm và STB giảm sàn.
Tin ngành – Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong ngày hôm nay. HSC nâng mức đánh giá đối với ngành ngân hàng lên Mặt bằng chung của thị trường – Cổ phiếu ngân hàng đã khởi đầu năm mới bằng một phiên tăng mạnh. Và có một vài lý do đằng sau động thái này;
- NHNN vừa ban hành quyết định xác nhận mức trần tỷ lệ LDR đối với 3 NHTMCP vốn nhà nước niêm yết là 90%
- Lãi suất đang tăng là nhân tố tích cực đối với ngành ngân hàng nói chung vì thường giúp cải thiện tỷ lệ NIM
- Một số NĐT quay lại mua cổ phiếu ngân hàng khi câu chuyện M&A đang được nhắc tới nhiều. Và có lẽ sẽ có một số thương vụ M&A trong ngành ngân hàng trong năm nay.
- Theo quy định tất cả các ngân hàng sẽ phải niêm yết/giao dịch tập trung. Vì vậy một số ngân hàng hiện đang giao dịch trên OTC sẽ sớm niêm yết. Trong đó có VIB, sẽ niêm yết vào ngày 9/1.
- Truyền thông đưa tin VCB là ngân hàng đầu tiên hoàn thành trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC.
HSC nâng mức đánh giá đối với ngành ngân hàng lên Mặt bằng chung của thị trường – Trong báo cáo chiến lược chúng tôi sắp đăng tải, HSC nâng mức đánh giá đối với ngành ngân hàng từ Thấp hơn mặt bằng chung thị trường lên Mặt bằng chung của thị trường. Trong đó chúng tôi tập trung vào một số cổ phiếu sắp niêm yết chẳng hạn như VIB do những ngân hàng này đang giao dịch trên OTC với P/B từ 0,65-0,95 lần trong khi P/B bình quân của các ngân hàng niêm yết hiện là 1,16 lần.
Các ngân hàng đã công bố kế hoạch chắc chắn sẽ đăng ký giao dịch tập trung trên Upcom là VIB, VPB, TCB, Kiên Long. Ngoài ra OCB có kế hoạch niêm yết trên Hose, có khả năng là trong năm 2017.
Chất lượng của một số ngân hàng quyQuyết định mới của NHNN quy định tỷ lệ LDR tối đa áp dụng cho các NHTMCP có vốn nhà nước là 90% - Theo truyền thông, NHNN đã ban hành Quyết định 2509/QĐ-NHNN vào ngày 27/12/2016, quy định về những điểm còn mập mờ liên quan đến 3 NHTMCP niêm yết mà nhà nước nắm trên 50% (VCB, BID, CTG). Trong đó quy định tỷ lệ LDR tối đa áp dụng cho các NHTMCP có vốn nhà nước là 90% thay vì 80% như đối với các NHTMCP thông thường. Công thức tính tỷ lệ LDR được quy định trong Thông tư 06/2016/TT-NHNN và công thức này khá phức tạp. mô trung bình như VIB; HD Bank và OCB ở mức tốt. Do vậy chúng tôi cho rằng NĐT nên tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng theo hướng tập trung vào những cổ phiếu NHTMCP quy mô trung bình sắp niêm yết. Vì những ngân hàng này có chất lượng tài sản khá tốt với tỷ lệ nợ xấu nói chung được kiểm soát tốt.
Quyết định mới của NHNN quy định tỷ lệ LDR tối đa áp dụng cho các NHTMCP có vốn nhà nước là 90% - Theo truyền thông, NHNN đã ban hành Quyết định 2509/QĐ-NHNN vào ngày 27/12/2016, quy định về những điểm còn mập mờ liên quan đến 3 NHTMCP niêm yết mà nhà nước nắm trên 50% (VCB, BID, CTG). Trong đó quy định tỷ lệ LDR tối đa áp dụng cho các NHTMCP có vốn nhà nước là 90% thay vì 80% như đối với các NHTMCP thông thường. Công thức tính tỷ lệ LDR được quy định trong Thông tư 06/2016/TT-NHNN và công thức này khá phức tạp.
Như vậy đã không còn những điểm còn mập mờ liên quan đến VCB; CTG và BID – những quy định về loại hình ngân hàng trước đây vẫn còn mập mờ khiến phân loại của 3 ngân hàng niêm yết là VCB; CTG và BID không rõ ràng. Trong đó chưa quy định rõ các ngân hàng này nên được xem là NHTM Nhà nước hay NHTMCP. Vì theo Thông tư 06, chỉ những ngân hàng có 100% vốn nhà nước mới được coi là NHTM Nhà nước. Tuy nhiên quy định mới đã nói rõ NHTMCP có tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 50% trở lên đến dưới 100% sẽ áp dụng tỷ lệ LDR tối đa là 90%.
Thị trường phản ứng tích cực trước thông tin trên nhưng chúng tôi cho rằng quyết định mới không có nhiều tác động trên thực tế vì tỷ lệ LDR của hầu hết các NHTMCP vốn nhà nước thậm chí đã vượt 90% - Tuy nhiên do việc giám sát tỷ lệ LDR tối đa ở các NHTMCP có vốn nhà nước không thực sự quá nghiêm khắc trong thời gian trước đây và trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng cho vay của các NHTMCP nhà nước hiện là thiếu vốn, nên quyết định mới sẽ không đem lại lợi ích thực sự nào trong ngắn hạn cho các ngân hàng này. Trên thực tế, theo số liệu cập nhật mới nhất của NHNN, tỷ lệ LDR của các NHTM Nhà nước & NHTMCP Nhà nước bình quân là 93,45% (giảm từ mức 97,22% tại thời điểm cuối năm 2015); nghĩa là còn cao hơn mức trần 90% theo quy định mới. Chỉ có VCB (Khả quan) có tỷ lệ LDR thấp hơn mức trần nên có thể nói chỉ VCB mới thực sự hưởng lợi từ quy định mới nói trên.
Quy định mới sẽ được áp dụng từ mùa hè 2016 - Quy định mới sẽ được áp dụng ngược về thời điểm ngày 1/7/2016, là thời điểm Thông tư 06 bắt đầu được thi hành. Theo đó NĐT hôm nay có lẽ đã tỏ ra phấn khích vì cho rằng những ngân hàng này sẽ có thêm dư địa cho tăng trưởng tín dụng trong năm 2017.
Ưu tiên chính của CTG & BID vẫn là tăng vốn chứ không phải tăng trưởng tín dụng – hệ số CAR của cả CTG (Nắm giữ) và BID (Kém khả quan) đều khá thấp ở mức 10% và 9% tương ứng tính theo Basel 1; vì vậy cả 2 ngân hàng này có lẽ sẽ tiếp tục tập trung vào kế hoạch tăng vốn cấp 1 chứ không phải đặt ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầy tham vọng.
2.2. Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung tăng dẫn đầu là BVH dù PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng tăng dẫn đầu là HCM; SSI và VND.
2.3. Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng dẫn đầu là VNM, KDC; QNS và MSN. Tuy nhiên cổ phiếu ngành bia giảm dẫn đầu là SAB & BHN. FPT tăng và MWG & PNJ cũng tăng.
2.4. Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS giảm dù PVD; PVS và PXS tăng.
2.5. Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung tăng dẫn đầu là HPG; HSG và NKG. AAA; HHS; RAL; STK; TCM và TMT tăng trong khi DQC đóng cửa tại tham chiếu. EVE; BMP; CSM; DRC và PAC đều giảm.
2.6. Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với VIC; CTD; DXG; KDH và TDH đều giảm trong khi DIG; NLG và PC1 đóng cửa tại tham chiếu. CII; CTI; HBC; KBC và SJS tăng.
2.7. Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với HAG; BHS; BFC và VFG đóng cửa tại tham chiếu trong khi DPM; PAN và VHC đều giảm. HNG; GTN và SBT đều tăng.
2.8. Cổ phiếu ngành dược phẩm nhìn chung giảm dẫn đầu là DMC; IMP và TRA dù DHG tăng.
2.9. Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với PPC & VHS tăng trong khi NT2 đóng cửa tại tham chiếu. GMD; NCT và VSC đều giảm. ACV giảm dù HVN tăng mạnh. VNS cũng giảm.
III. Tin vĩ mô
NIKKEI Markit công bố PMI tháng 12 của Việt Nam đạt 52,4; giảm từ mức 54 trong tháng 11. Như vậy PMI tháng 12 đã giảm nhẹ từ mức cao của tháng 11 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh sau khi đã có sự cải thiện mạnh nhất trong năm vào tháng 11. PMI ở trên mốc 50 trong thứ 13 tháng liên tiếp nhờ đơn hàng mới, đơn hàng xuất khẩu mới, sản lượng và hoạt động mua hàng cải thiện. Bên cạnh đó gần đây giá dầu vào tăng và hiện là giá đầu ra cũng tăng.
Sản lượng và đơn hàng mới tăng trong khi đơn hàng xuất khẩu mới đạt cao kỷ lục – Chỉ số sản lượng giảm tốc còn 52,2 từ 53,8 trong tháng 11, là tháng thứ 12 trên mốc 50 trong 13 tháng qua. Đơn hàng mới tiếp tục tăng vững nhưng tốc độ tăng kém đi. Đơn hàng xuất khẩu mới tăng với tốc độ mạnh nhất trong lịch sử của chỉ số PMI (chỉ số PMI của Việt Nam được khai sinh vào tháng 3/2011).
Việc làm và hoạt động mua hàng tiếp tục được cải thiện trong bối cảnh doanh nghiệp tích lũy hàng tồn kho – Các nhà sản xuất đã tăng cường tuyển dụng trong tháng thứ 9 liên tiếp. Hoạt động mua hàng vẫn tiếp tục tăng với tốc độ tăng mạnh nhất tính đến nay.
Cả giá đầu vào và giá đầu ra tiếp tục tăng – Giá đầu vào tăng mạnh do giá nguyên liệu tăng và đồng VND trượt giá so với USD kể từ tháng 11. Và các nhà sản xuất cũng tăng giá đầu ra trong tháng 12 nhưng với tốc độ chậm hơn so với háng 11.
(Nguồn HSC)
III. Danh mục Dautuxuhuong.com đã thực hiện ngày 03/01/2017
Để biết cách sử dụng sản phẩm Đầu tư theo xu hướng và cập nhật các thông số chi tiết của cổ phiếu trong
Danh mục mua và nắm giữ như điểm lực gom, điểm đà tăng, điểm thanh khoản, điểm cơ bản, điểm vốn hóa, các mức giá được phép mua cao nhất, mức giá dự kiến bán cao nhất, mức giá dự kiến cắt lỗ và khuyến nghị hành động ở phiên tiếp theo,… kính mời nhà đầu tư liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết và chuyên sâu nhất.
Email: [email protected]
Hotline/zalo/viber: 0986.307.486
Skype: Dautuxuhuong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dautuxuhuong
Đăng ký tham gia hội thảo
tại đây
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/