MBB có lợi thế đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hơn mức bình quân toàn ngành nhờ tình hình tài chính và các hệ số an toàn lành mạnh. Chiến lược mở rộng không ngừng sang mảng bán lẻ cho thấy khả năng tỷ lệ NIM sẽ được cải thiện và thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh trong khi đó nhờ trái phiếu VAMC trên BCTC đã được trích lập toàn bộ, chi phí dự phòng năm 2018 dự báo sẽ giảm. Tín dụng tăng 21,2% so với đầu năm – Tổng dư nợ tăng 21,07% đạt 180.257 tỷ đồng. Với một số điểm nổi bật sau;
• Cho vay cá nhân đạt 60.865 tỷ đồng, tăng 33,4% so với đầu năm và đóng góp 33,8% tổng dư nợ so với tỷ trọng 30,66% vào cuối năm 2016.
• Cho vay khu vực tư nhân tăng 14,6% so với đầu năm đạt 87.359,5 tỷ đồng, tương đương 48,46% tổng dư nợ, so với tỷ trọng 51,2% vào cuối năm 2016.
• Cho vay doanh nghiệp FDI tăng 94,9% so với đầu năm nhưng mới chỉ đóng góp 3,11% tổng dư nợ.
• Trong khi đó cho vay DNNN chỉ tăng 7,64% so với đầu năm đạt 22.919 tỷ đồng, tương đương 12,7% tổng dư nợ. Theo phân loại ngành, chúng tôi nhận thấy tăng mạnh cho vay đối với cá nhân và kinh doanh hộ gia đình(tăng 35,1%), ngành công nghiệp chê biên, chê tạo và sản xuất (tăng 28,4%), xây dựng (tăng 28,8%) trong
khi đó, tăng trưởng cho vay giảm đối với ngành vận tải và kho bãi (giảm 2,3%) và BĐS (giảm 17,2%).
Cho vay ngăn hạn tăng mạnh hơn – Cho vay ngắn hạn tăng 23,5% đạt 89.188 tỷ đồng trong khi đó cho vay trung và dài hạn cũng tăng 18,8% đạt 91.069 tỷ đồng. Cho vay ngắn hạn hiện chiêm 49,48% tổng dư nợ so với tỷ trọng 48,5% vào cuối năm 2016. Tiền gửi khách hàng chỉ tăng 12,9% – đạt 220.277 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng 15% trong khi đó tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng 10,1%. Tỷ lệ CASA là 39,5% (cuối năm 2016 là 39,1%) nhờ tiền gửi không kỳ hạn tăng 14,1%, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng trưởng 12,1%.
Hệ số LDR thuần là 81,8% - Hệ số LDR thuần tăng lên 81,8% từ 76,3% cuối năm 2016. Rõ ràng MBB đang tận dụng lợi thê hệ số LDR thấp trước đó để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ở những phân khúc mang lại lãi suất cao như cho vay khách hàng cá nhân.
Cho vay ngăn hạn tăng mạnh hơn – Cho vay ngắn hạn tăng 23,5% đạt 89.188 tỷ đồng trong khi đó cho vay trung và dài hạn cũng tăng 18,8% đạt 91.069 tỷ đồng
Tỷ lệ NIM tăng 0,44% so với cùng kỳ lên 4,17% - chủ yêu nhờ lợi suất gộp tăng mạnh (tăng 0,23% so với cùng kỳ) trong khi đó chi phí cho vay giảm nhẹ (giảm 0,2% so với cùng kỳ).
• Đối với các tài sản sinh lãi, lợi suất từ cho vay khách hàng tăng 0,46% lên 8,46% phần lớn nhờ tăng trưởng mạnh của cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất cao hơn. Lợi suất trái phiêu cũng tăng 0,02% lên 6,66% nhờ tăng kỳ hạn của danh mục đầu tư trái phiêu mặc dù mặt băng lợi suất trái phiêu có xu hướng giảm. Lợi suất gửi tiền liên ngân hàng cũng giảm 0,08% xuống 2,14%.
• Về nguồn vốn huy động, chi phí huy động khách hàng giảm nhẹ 0,14% xuống 3,30%. Chi phí lãi giấy tờ có giá giảm 3,43% xuống còn 7,88%. MB đã phát hành hơn 3.246 tỷ đồng trái phiêu trong Q3 và Q4 với lãi suất dao động từ 8,2%-8,45%, theo đó làm giảm bình quân chi phí lãi suất do 2.000 tỷ đồng trái phiêu còn lại là trái phiêu phát hành từ năm 2010 có lãi suất cao hơn, là 12%. Trong khi đó chi phí vay liên ngân hàng và các nguồn khác giảm với lãi suất bình quân giảm 0,97% còn 5,17%.
Thu nhập lãi thuần tăng mạnh 35,5% so với cùng kỳ - lên 10.654 tỷ đồng nhờ tỷ lệ NIM cải thiện mạnh, tăng trưởng tín dụng tốt và hệ số LDR tăng đáng kể.
Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh – tăng 55,9% so với cùng kỳ lên 2.489 tỷ đồng nhờ:
• Lãi thuần hoạt động dịch vụ đạt 531,2 tỷ đồng (tăng trưởng 34,3%).
• Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối đạt 201 tỷ đồng (tăng 78,6%).
• Và thu nhập khác là 949,6 tỷ đồng (tăng 7,5%)
• Thu nhập cổ tức, góp vốn cổ phần là778,5 tỷ đồng (tăng trưởng 797%), chủ yêu nhờ khoản lãi 615 tỷ đồng từ bán 49% cổ phần tại MCredit. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động tăng 38,7% lên 13.143 tỷ đồng với 81,1% từ thu nhập lãi thuần và 18,9% từ thu nhập ngoài lãi.
Dự báo LNTT năm 2018 tăng trưởng 27,7% đạt 6.663 tỷ đồng
Chi phí hoạt động tăng 26,1% so với cùng kỳ - lên 4.827 tỷ đồng. Hệ số CIR giảm xuống 36,73% từ 40,41% năm 2016. Theo đó tổng lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng là 8.316 tỷ đồng, tăng trưởng 47,3%.
Tỷ lệ NPL giảm xuống 1,21% với chi phí dự phòng cũng tăng mạnh 53,5%. Nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh, trong năm 2017 MBB chủ động đẩy mạnh trích lập dự phòng, và theo đó không chỉ trích lập dự phòng toàn bộ trái phiêu VAMC mà tỷ lệ nợ xấu cũng giảm. Dư nợ xấu của Ngân hàng là 2.184 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2016 sau khi xử lý 1.143 tỷ đồng, tương đương 0,63% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,21% từ 1,33% vào cuối năm 2016. Trong khi đó hệ số LLR là 96,6%, giảm nhẹ từ mức 103% vào cuối năm 2016. Với những biên động trên, LNTT Ngân hàng mẹ đạt 5.355 tỷ đồng (tăng trưởng 44,3%).
Chúng tôi giữ nguyên dự báo LNTT hợp nhất năm 2017 là 5.164 tỷ đồng (tăng trưởng 41,5%). Mặc dù LNTT Ngân hàng mẹ ước đạt 5.355 tỷ đồng, cao hơn dự báo LNTT hơp nhất của chúng tôi là 5.164 tỷ đồng (tăng trưởng 41,5%), chúng tôi lưu ý ở đây răng khoản lợi nhuận 615 tỷ đồng từ bán 49% cổ phần tại MCredit sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận hợp nhất và thay vào đó được hạch toán vào lợi nhuận giữ lại của vốn chủ sở hữu. Do đó, sau khi trừ khoản lợi nhuận không thường xuyên và hợp nhất lợi nhuận từ các công ty con, chúng tôi cho răng LNTT hợp nhất của MBB sẽ sát mức dự báo cho năm 2017 của chúng tôi.
HSC dự báo LNTT năm 2018 tăng trưởng 27,7% đạt 6.663 tỷ đồng – Giả định chính của chúng tôi là:
• Chúng tôi hiện giả định tín dụng tăng trưởng 20% đạt 217.062 tỷ đồng nhờ hệ số CAR cao, các hệ số an toàn tốt và nguồn khách hàng ổn định.
• Chúng tôi cũng giả định huy động tăng trưởng 14% đạt 250.957 tỷ đồng.
• Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM cải thiện, tăng 0,11% lên 4,44%.
• Dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 19,3% và đạt 13.047 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi tăng 24,3% và đạt 3.239 tỷ.
• Chúng tôi ước tính chi phí hoạt động tăng 30% lên 7.372 tỷ đồng.
• Giả định tổng chi phí dự phòng trích lập là 2.252 tỷ đồng (giảm 16,8%).
• Ước tính tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2018 là 1,2% sau khi xóa 1.519 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 0,7% dư nợ cho vay). Theo đó chúng tôi dự báo LNTT đạt 6.663 tỷ đồng, tăng trưởng 29,6%. EPS đạt 2.555đ; BVPS là 17.793đ, với P/B dự phóng là 1,57 lần.
Hệ số CAR là 11,2% vào cuối năm 2017 – Theo Thông tư 36 và 06. Và theo Basel 2, ước tính hệ số CAR cao hơn 8% một chút. Trong năm 2017, MBB đã phát hành 3.000 trái phiêu thứ cấp kỳ hạn 5 năm. Trái chủ không phải là các tổ chức tín dụng, do đó số trái phiêu này sẽ không bị loại trừ khỏi vốn cấp của ngân hàng theo quy định của Thông tư 19 (sửa đổi Thông tư 36) mới ban hành.
MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng trên mức bình quân nhờ cơ cấu tài sản ưu việt và bộ máy lãnh đạo năng động – MBB hiện sở hữu 2,9% thị phần cho vay. Ngân hàng có thê mạnh trong cho vay khách hàng cá nhân và cho vay các DNNVV được hỗ trợ từ nguồn huy động chi chi phí thấp nhờ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao hơn mức bình quân, đạt 39%. MBB vẫn luôn nghiêm ngặt trong các thủ tục cho vay và đã xử lý nợ xấu khá nhanh. Do đó, các hệ số an toàn của Ngân hàng luôn được đảm bảo, tạo điều kiện cho tín dụng tăng mạnh hơn so với hầu hêt các ngân hàng đối thủ. Và với chi phí dự phòng sẽ không tăng mạnh và thậm chí còn giảm, thì tăng trưởng tín dụng sẽ chuyển thành lợi nhuận.
TGĐ đã chia sẻ một số con số kế hoạch cho năm 2018 tại buổi gặp mặt các chuyên gia phân tích:
- Tăng trưởng tín dụng từ 18-20%, với cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng 32%
- Tăng trưởng huy động đạt từ 13-14% nhờ hệ số LDR của MBB vẫn dưới 80%.
- LNTT là 6.500 tỷ đồng (tăng trưởng 25,9%), chủ yêu từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
- Dự nợ cho vay của MCredit đạt 4.000-4.500 tỷ đồng với LNTT là 300 tỷ đồng. MBB và Shinsei cam kêt cung cấp 100 triệu USD vốn cho MCredit trong 2 năm đầu hoạt động (năm 2017 và 2018), và từ năm sau, dự kiên MCredit có thể tự huy động vốn.
- MBB hiện có khoảng 2,7 triệu khách hàng cá nhân và băng việc tích cực mở rộng mảng bán lẻ ở cả Ngân hàng mẹ và MCredit, MBB dự kiên có thêm 1 triệu khách hàng cá nhân mới trong năm 2018; trong đó 250.000 khách hàng là từ MCredit.
- MB Aegus Life (MBAL), công ty bảo hiểm nhân thọ mới thành lập của MBB đã ghi nhận tổng doanh thu phí bảo hiểm là 300 tỷ trong năm 2017 và đặt mục tiêu đạt 1.000 tỷ đồng trong năm 2018. Và dự kiên MBAL sẽ có lãi sau 4 năm hoạt động.
- Kê hoạch thoái vốn khỏi MB Land vẫn được triển khai và có thể sẽ được
thực hiện trong năm 2018.
- MBB cũng xem xét tìm đối tác chiên lược cho công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là MIC và hiện Ngân hàng vẫn chưa quyêt định sẽ bán một phần cổ phần hiện có hay tăng vốn mới cho MIC.
- Trong trung hạn MBB dự kiên sẽ nâng vốn chủ yêu thông qua phát hành cổ phiêu trả cổ tức. Và dự kiên trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 5%/ năm.
Ước tính giá trị hợp lý ngắn hạn của cổ phiêu là 39.000đ, tương đương P/B dự phóng là 2,2 lần
Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. HSC ước tính giá trị hợp lý ngắn hạn của cổ phiêu là 39.000đ, tương đương P/B dự phóng là 2,2 lần. KQKD năm 2017 tích cực với triển vọng năm 2018 vẫn rất khả quan. Mặc dù giá cổ phiêu đã tăng 127% trong 1 năm qua, chúng tôi cho răng định giá cổ phiêu MBB vẫn còn rẻ so với chất lượng. Ngân hàng đang mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ với cả cho vay và huy động từ khách hàng cá nhân tăng mạnh. Theo đó chi phí tăng lên nhưng được bù đắp phần nào nhờ lợi suất cho vay tăng. MBB vẫn là một trong những ngân hàng có nền tảng căn bản tốt nhất nhờ tỷ lệ LDR tốt, hệ số CAR cao, và chất lượng tài sản tốt
Nguồn: HSC Research
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/