Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hưởng lợi từ một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc
HSC đã xem xét lại lần nữa khả năng ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện chúng tôi đã xem xét sâu hơn rất nhiều và thấy có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Nói chung hiện chúng tôi chuyển từ quan điểm là điều chỉnh giảm 0,3% so với dự báo trước đó cho tăng trưởng GDP năm 2019 dưới sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại này. Sang giữ nguyên dự báo trong trường hợp cơ sở là tăng trưởng 6,7%.
Trong kịch bản khả dĩ nhất của mình, hiện chúng tôi tin tưởng rằng các tác động tích cực và tiêu cực sẽ cân bằng hoàn toàn với nhau. Và nhìn xa ra nhiều năm, thì ảnh hưởng của một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài sẽ tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Giúp đẩy mạnh vốn FDI vào Việt Nam cũng như tạo ra thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội hiện tại.
Cũng như cho thị trường chứng khoán. Quan điểm của chúng tôi đã có sự thay đổi trong những tuần gần đây và hiện chúng tôi lạc quan hơn trước tác động của một cuộc chiến tranh thương mại như trên. Chẳng hạn, hiện chúng tôi dự báo năm 2019 tăng trưởng GDP sẽ bằng với năm 2018. Điều này một phần là nhờ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt. Một phần dựa trên những gì chúng tôi thu thập được. Theo đó giờ đây chúng tôi tin tưởng rằng môi trường vĩ mô sẽ không bị ảnh hưởng nhiều từ tranh chấp thương mại kéo dài. Đồng thời chúng tôi tin rằng một số ngành và cổ phiếu có thể còn hưởng lợi trong trung dài hạn. Chủ yếu do các nhà sản xuất Bắc Á buộc phải xem xét lại chiến lược tại Trung Quốc và có lẽ phải chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó những doanh nghiệp hiện hữu sẽ có thêm cơ hội kinh doanh, đặc biệt là từ Mỹ.
Hiện HSC thấy rằng Việt Nam có những cơ hội từ một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài – Vài tháng trước, nhiều NĐT cho rằng một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động xấu tới Việt Nam và tác động này phải được phản ánh vào tỷ giá và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên những NĐT này hiện đã thay đổi quan điểm và có một cái nhìn sâu sắc hơn đối với vấn đề này. Đã có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng một số nhà sản xuất Bắc Á đang tích cực xem xét việc chuyển một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó các nhà sản xuất đang ở Việt Nam (cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội) trong những lĩnh vực như dệt may, nội thất, sản xuất đèn chiếu sáng và công nghệ đang cho thấy doanh thu từ các thị trường chủ chốt tăng lên trong bối cảnh có thông tin là doanh nghiệp mua hàng từ Mỹ tại các thị trường này đang giảm bớt một phần đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Xu hướng này đã xuất hiện trong những tháng gần đây nhưng chỉ gần đây truyền thông mới bắt đầu đưa tin bài.
Môi trường vĩ mô có vẻ vẫn tích cực với tỷ giá ổn định và lạm phát dịu xuống trong tháng trước – Không chỉ môi trường vi mô (các doanh nghiệp) có vẻ vẫn khá tích cực mặc dù chiến tranh thương mại leo thang mà cả môi trường vĩ mô cũng vậy. Chúng tôi thấy rằng mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm sau được đề ra tương đương năm nay. Do cơ quan điều hành nhìn thấy những cơ hội và rủi ro từ môi trường bên ngoài hiện gần như cân bằng lẫn nhau. Số liệu kim ngạch thương mại vẫn tốt trong khi cán cân thanh toán rất tích cực.
Chúng tôi rút ra những kết luận sau về môi trường vĩ mô:
• Cho đến khi chỉ số đô la (tính dựa trên giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại) còn dưới 97 và tỷ giá USD/CNY còn dưới 7 thì tỷ giá USD/VND tiếp tục nằm trong biên độ chính thức. Hiện chúng tôi cho rằng khả năng xảy ra điều này đã cao hơn nhiều sau xu hướng ổn định thời gian gần đây.
• Cán cân thanh toán vẫn tích cực nhờ có thặng dư cán cân thương mại và tài khoản vãng lai.
• Chúng tôi cho rằng tăng trưởng GDP năm 2019 vẫn đạt khoảng 6,7%; tương đương dự báo của chúng tôi (sau khi đã điều chỉnh) cho năm nay. Sau khi cân bằng giữa tác động tích cực và tiêu cực từ tranh chấp thương mại, chúng tôi không thấy có sự nghiêng mạnh về hướng tích cực hay tiêu cực ở đây.
• Lạm phát năm nay sẽ khoảng 4% và năm sau tăng nhẹ lên 4,5%. Việc nâng thuế nhập khẩu tại các thị trường nước ngoài như Trung Quốc hay Mỹ sẽ không làm lạm phát tại Việt Nam tăng lên nhiều.
Hiện chúng tôi cũng rút ra một số kết luận ở tầm vi mô như sau:
• Cuộc chiến tranh thương mại có thể kéo dài hơn dự kiến do cả hai bên có vẻ đang muốn kéo dài chiến tranh thương mại.
• Mục đích của chính phủ Mỹ có vẻ còn lớn hơn là đơn thuần chỉ giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc nên một giải pháp khó có thể nhanh chóng đạt được.
• Nhận thức rằng cuộc chiến tranh thương mại sẽ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quyết định chiến lược của toàn bộ các nhà sản xuất Bắc Á và nhà sản xuất khác trên thế giới đang đặt đáng kể hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.
• Nhiều khả năng xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp trên sang các nước khác trong khu vực sẽ ngày càng gia tăng.
• Việt Nam nổi lên là một lựa chọn cho bất kỳ nhà sản xuất nào đang đặt phần lớn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc nhờ vị trí địa lý, sự ổn định chính trị, lợi thế chi phí và chính sách thu hút vốn FDI
• Những doanh nghiệp nội và FDI hiện hữu tại Việt Nam có thể sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn từ những doanh nghiệp Mỹ muốn giảm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ảnh hưởng của một cuộc chiến tranh thương mại đối với Việt Nam hiện là trung tính và thậm chí còn tích cực một chút – Do vậy, chúng tôi cho rằng vĩ mô của Việt Nam có thể còn hưởng lợi một chút từ một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài. Tuy nhiên sẽ mất vài quý để điều này thể hiện ra con số. Một mặt, chúng tôi thừa nhận rằng xuất khẩu hàng hóa cơ bản và các sản phẩm khác từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ kém đi. Nhưng mặt khác chúng tôi thấy rằng sản phẩm trung gian của (1) doanh nghiệp đã có cơ sở tại Việt Nam và Trung Quốc và (2) doanh nghiệp mới muốn giảm rủi ro từ Trung Quốc sẽ từ Trung Quốc sẽ ngày càng chuyển nhiều sang Việt Nam để sản xuất thành phẩm
Vẫn có rủi ro kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái vào cuối năm 2019 hoặc năm 2020 – Đây là vấn đề phức tạp và quan điểm tích cực hiện nay có thể tan biến sau này nếu nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Nhiều nhà quan sát dự báo điều này sẽ xảy ra vào cuối năm 2019 hoặc năm 2020. Nếu thương mại toàn cầu kém đi trong năm sau thì lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút được thêm vốn FDI và kim ngạch thương mại sẽ không đủ để vượt qua ảnh hưởng vĩ mô từ sự suy thoái chung của thế giới. Cho dù vậy trước mắt chúng tôi cho rằng pha suy giảm chu kỳ tiếp theo sẽ còn 12-18 nữa mới tới. Từ đó chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về ảnh hưởng của tranh chấp thương mại trong thời gian 6-9 tháng tới.
Nguồn: HSC Research Report
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/