Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – CPTPP hay TPP 11 (là TPP không bao gồm Mỹ) sẽ được ký kết hôm nay tại Chile. Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi của CPTPP thu hẹp so với TPP nếu có Mỹ tham gia. Đặc biệt Việt Nam vẫn chưa ký FTA với Mỹ trong khi trái lại Việt Nam đã ký FTA song phương và đa phương với hầu hết các quốc gia CPTPP. Tuy nhiên CPTPP sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy quan hệ thương mại với Canada, Mexico và Peru (các nước này hiện chưa ký FTA với Việt Nam).
TPP không bao gồm Mỹ
Nội dung CPTPP đã lược bỏ một số chương điều mà Mỹ trước đó rất coi trọng – Gần 20 điều khoản Mỹ coi trọng trước đó đã được lược bỏ khỏi CPTPP, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó có điều khoản bảo hộ trong vòng 8 năm đối với thông tin về thuốc sinh học thế hệ tiếp theo và nâng thời gian bảo hộ quyền bản quyền sau khi tác giả chết lên 70 năm. Nói chung nội dung CPTPP đơn giản hơn và ngắn hơn so với TPP trước đây.
Tuy nhiên sự tự do hoạt động trong lĩnh vực số là một trong những nội dung quan trọng được thêm vào. Có 3 nguyên tắc chủ chốt liên quan đến thương mại điện tử được thêm vào: gửi thông tin xuyên biên giới, cấm các nước thành viên yêu cầu pháp nhân nước ngoài lập server trong lãnh thổ của mình, cấm các nước thành viên yêu cầu công khai mã nguồn phần mềm. Điều này sẽ đẩy nhanh sự phát triển của dữ liệu lớn; từ đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo.
Với CPTPP, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 1,1% cho đến năm 2030
Mỹ đóng góp 12% kim ngạch thương mại của Việt Nam trong năm ngoái trong khi 10 thành viên CPTPP đóng góp 15,8% - Theo số liệu kim ngạch thương mại năm 2017, Mỹ đóng góp 12% kim ngạch thương mại của Việt Nam. Cụ thể, Mỹ đóng góp 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và 4,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó 10 thành viên CPTPP đóng góp 15,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; đóng góp 16% kim ngạch xuất khẩu và 15,7% kim ngạch nhập khẩu. Và từ giờ, kim ngạch thương mại với Canada, Mexico và Peru dự kiến sẽ gia tăng do hiện các nước này mới chỉ chiếm 1,6% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.
Có khả năng sẽ có thêm 5 quốc gia nữa tham gia CPTPP – một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và Philippine đã thể hiện mong muốn tham gia CPTPP. Việc mở rộng số lượng thành viên CPTPP từ 11 lên 16 quốc gia sẽ làm tăng đáng kể lợi ích kinh tế cho các thành viên. Chúng tôi ước tính 5 quốc giá trên đóng góp 24,1% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam (đóng góp 13% kim ngạch xuất khẩu và 35,4% kim ngạch nhập khẩu). Nói chung 16 quốc gia (11 quốc gia CPTPP hiện nay + 5 quốc gia có khả năng tham gia) chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; không quá thấp so với mức 35,4% trong TPP trước đây (gồm cả Mỹ).
Với CPTPP, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 1,1% cho đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,4% và kim ngạch nhập khẩu tăng 5,3% - Theo ước ính của World Bank, nhờ CPTPP được ký kết, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 1,1% cho đến năm 2030 so với kịch bản không có CPTPP. Và mức tăng có thể tới 4,5% nếu năng suất lao động tăng và chi phí đầu vào cho sản xuất giảm. Tương tự như vậy, xuất khẩu có thể tăng 2,4% trong khi đó nhập khẩu cũng tăng 5,3%. Và nếu CPTPP mở rộng từ 11 quốc gia lên 16 quốc gia ký kết, lợi ích Việt Nam nhận được sẽ nhiều hơn nữa. Đặc biệt khi mà Hàn Quốc chiếm 6,9% kim ngạch xuất khẩu và 22,1% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
CPTPP dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2019
Sản xuất, công nghiệp nhẹ và dịch vụ; và dịch vụ tài chính sẽ là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong khi đó ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm và các ngành yêu cầu vốn lớn khác sẽ bị ảnh hưởng – Theo Bộ Công thương cho biết, sẽ có những lợi ích cũng như thách thức đặt ra đối với các ngành nghề kinh doanh, cụ thể;
Trước hết là những ngành được hưởng lợi;
• Ngành sản xuất (chiếm 15% GDP năm 2017).
• Ngành dịch vụ (chiếm 41% GDP), bao gồm cả dịch vụ tài chính (chiếm 5% GDP).
• Ngành thủy sản có thể nhận được nhiều lợi ích nếu chất lượng sản phẩm được cải thiện bởi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể sẽ không chịu thuế nhập khẩu.
Những ngành sẽ gặp nhiều thách thức;
• Ngành chăn nuôi.
• Ngành chế biến thực phẩm và các ngành yêu cầu vốn lớn khác.
Những ngành này sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài với nguồn vốn lớn hơn và chuyên môn tốt hơn.
CPTPP dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2019 – Sau khi được ký kết hôm nay, yêu cầu ít nhất 50% số các quốc gia tham gia ký kết, hoặc 6 quốc gia phải có những sửa đổi trong nước để hoàn tất quá trình phê chuẩn và sau đó Hiệp định có hiệu lực. Do đó, thời hạn sớm nhất để CPTPP có hiệu lực dự kiến sẽ là vào đầu năm 2019.
CPTPP là khối thương mại lớn đại diện 495 triệu dân, chiếm 13,5% GDP thế giới và 15% tổng thương mại thế giới. Trong khi đó TPP ban đầu gồm 800 triệu người, chiếm 40% GDP thế giới và 30% thương mại toàn cầu. 11 quốc gia thành viên gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Nguồn HSC Research
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/