Biến động chứng khoán toàn cầu đã từng khiến Việt Nam để vuột vị trí thị trường tăng điểm mạnh nhất châu Á trong năm nay. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, Việt Nam đã giành lại ngôi vương và đây mới là sự khởi đầu. Đà tăng vẫn đang tiếp tục diễn ra trên diện rộng có thể sẽ giúp VN-Index vượt qua đỉnh tháng 3/2007 và theo dự báo từ 10 chiến lược gia của Bloomberg, VN-Index có khả năng đạt 1.210 điểm vào cuối năm 2018.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng tiền quay trở lại khi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn ổn định mặc cho thị trường thế giới biến động thời gian gần đây.
Trong tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) mua ròng 14 tỷ USD từ 9 thị trường châu Á bao gồm cả Việt Nam theo số liệu của Bloomberg theo dõi.
Ông Uông Đình Thắng, Quản lý danh mục 1 tỷ USD của quỹ Manulife tại Việt Nam cho biết: "Tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tốt hơn, tăng khoảng 20 - 25% không chỉ với các công ty niêm yết mà còn ở những công ty mới niêm yết". Ông cũng nhận định rất lạc quan về thị trường trong năm 2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu trong một lần phỏng vấn tháng trước rằng nền kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể tăng trưởng với tốc độ tương tự như năm ngoái, đạt được mục tiêu 6,7% của Chính phủ. Thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các thành viên VN-Index dự kiến sẽ tăng 15%, theo ước tính của Bloomberg.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, mức tăng trưởng cao thứ hai trong số các nước Đông Nam Á sau Philippines.
Triển vọng tăng trưởng và nỗ lực của Chính phủ để đẩy nhanh việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp Nhà nước đã giúp giá trị thị trường chứng khoán tăng hơn gấp đôi lên 172 tỷ USD trong năm 2017. Chỉ số VN-Index tăng 13% kể từ đầu năm đến hết ngày 26/1 và chỉ mất toàn bộ thành quả sau khi thị trường toàn cầu lao dốc.
Tình thế đã được đảo ngược nhanh chóng kể từ ngày 12/2 khi chỉ số VN-Index hồi phục về mốc trước khi bị tác động của chứng khoán thế giới, điều này khiến cổ phiếu của Việt Nam trở nên đắt hơn so với các quốc gia trong khu vực. Với giá trị VN-Index, PE forward của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức 20 lần, cao hơn so với con số 14 lần của MSCI Frontier Markets Index và 16 lần đối với MSCI Asean Index.
Chris Freund, Tổng giám đốc Mekong Capital cho hay: "Kỳ vọng nhà đầu tư quá cao, việc định giá cũng quá cao. Các nhà đầu tư đang trở nên hưng phấn và cuối cùng một cái gì đó sẽ xảy ra. Tâm lý nhà đầu tư sẽ chuyển từ quá lạc quan sang một hướng khác".
Hiện tại, các nhà đầu tư toàn cầu dường như chấp nhận phần nào rủi ro dựa theo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Trong chưa đầy 2 tháng đầu năm, NĐT đã mua ròng 432 triệu USD, trong khi cả năm 2017 con số này là1 tỷ USD.
Nguồn SSI Research
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/