I. Thế nào là đường trung bình động
Trung bình động ( tiếng anh là Moving average, viết tắt là MA) là giá trung bình của chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định. Chúng ta cần xác định khoảng thời gian cụ thể khi tính giá trung bình (ví dụ 20 ngày). Trên biểu đồ, nó được biểu diễn như sau:
Hình 1. đường trung bình động MA20 (đường màu xanh là đường MA20- đường này là SMA)
Về cơ bản, đường trung bình di động là một công cụ tuân theo xu huớng. Mục đích của nó là để nhận diện hoặc báo hiệu một xu huớng mới bắt đầu hoặc một xu hướng cũ đã kết thúc hoặc đã dào chiều. Đường trung bình di động theo dõi diễn biến của xu huóng, có thể đuọc xem là đường xu huớng cong.
Đường trung bình di động tuân theo xu huớng chứ không phải đi trước xu hướng. Nó không dự báo trước mà chỉ đơn thuần phản ứng lại cái đi truớc. Đường trung bình di động quan sát một thị trường và cho ta biết rằng xu hướng đã bắt đầu nhưng chỉ sau khi thực tế đã diễn ra. Bằng cách tính bình quân dữ liệu giá, một đường trung bình động sẽ làm mượt đường giá , giúp dễ dàng quan sát xu hướng cơ bản hơn.
Bản chất trung bình di động luôn chậm trễ hơn so với biến động của thị trường. Sự chậm trế này có thể được giảm xuống với đường trung bình ngắn hơn. Hình 2 cho chúng ta thấy một điều rằng, Một đường trung bình di động 10 ngày sẽ theo sát động thái giá hơn so với dường trung bình 20 ngày. Thời gian tính toán càng ngắn thì đường trung bình càng bám sát đường giá hơn.
Hình 2. Trung bình ngắn hạn MA10 bám sát đường giá hơn so với MA20.
Trong một số trường hợp, sử dụng đường trung bình ngắn hạn ưu thế hơn, đặc biệt là trong ngắn hạn. Nhưng trong một số trường hợp khác, sử dụng đường dài hạn ưu thế hơn, giúp nhà đầu tư bám sát được xu hướng chính của thị trường.
Có nhiều loại đường trung bình động, nhưng được dùng phổ biến hơn cả là trung bình động giảm đơn (Simple Moving Average) và trung bình động hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA).
II. Đường trung bình động giản đơn SMA
Trung bình động giản đơn SMA được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của chứng khoán trong một giai đoạn nhất định (ví dụ 10 ngày) sau đó chia cho số kỳ của giai đoạn. Kết quả tính được là giá trung bình của chứng khoán trong giai đoạn đó.
Ví dụ, đế tính trung bình động 20 ngày của giá đóng cửa, đầu tiên cộng giá đóng cửa cùa 20 ngày gần nhất. Tiếp theo, lấy số tổng này chia cho 20; đây là trung bình giá đóng cừa cùa 20 ngày vừa qua. Chúng ta vẽ giá trung bình này lên đồ thị. Vào ngày sau đó, chúng ta cũng tính tương tự: cộng giá đóng cửa 20 ngày gần nhât rồi chia cho 20 và vẽ kết quá trên đồ thị.
Nhược điểm của đường trung bình SMA là coi giá của mỗi ngày có tỷ trọng như nhau. Trong một đường trung bình di động 10 ngàỵ, ý nghĩa giá của ngày gần nhất được nhìn nhận ngang vói giá ngày đầu. Giá mỗi ngày chiếm 10% tỳ trọng. Trong đường trung bình di động 5 ngày, con số đó là 20%. Chính vì tỷ trọng tính SMA của mỗi ngày là giống nhau nên khi có các biến động ngắn hạn, đường SMA sẽ phản ánh chậm hơn. Mặc dù giá chứng khoán những ngày gần có thể tăng hoặc giảm khá mạnh. Nhưng SMA không thay đổi nhiều.
Mặc dù vậy, nếu giao dịch theo xu hướng trong dài hạn, thì đường SMA lại là đường bám sát xu hướng nhất. Vì tỷ trọng tính toán các ngày là như nhau, nên các biến động ngắn hạn không làm ảnh hưởng nhiều đến SMA. Ví dụ, trong thị trường giá xuống, rồi đến một ngày, giá cổ phiếu tăng mạnh, nhưng thực ra đây chỉ là một bẫy tăng giá bulltrap, do SMA phản ứng chậm nên tín hiệu thay đổi xu hưởng chưa được xác nhận ngay lập tức. Do vậy, giúp NĐT tránh được các bẫy giá này.
III. Đường trung bình động hàm mũ EMA
Trung bình hàm số mũ EMA được tính toán bằng cách cộng một tỳ lệ phần trăm của giá đóng cửa ngày tính toán vào một tỷ lệ phần trăm của giá trị trung bình động của ngày liền trước. Với trung bình động hàm số mũ, giá gần hơn thì có trọng số lớn hơn.
Ví dụ: đế tính EMA 20%, trước tiên lấy giá đóng cửa ngày tính toán nhân với 0,2; tiếp theo, lấy giá trị trung bình động của ngày liền trước nhân với 0,8; sau đó cộng hai giá trị này với nhau, sẽ được giá trị trung bình động hàm số mũ ngày tính toán. Công thức tính toán như sau:
Trung bình động EMA 20% = (Giả đóng cửa ngày tính toán * 0,20) + (Trung bình động EMA 20% ngày liền trước * 0,80).
Chính vì giá gần hơn có trọng số cao hơn, nên đường EMA phản ứng nhanh hơn khi có các biến động ngắn hạn, giúp nhận biết các tín hiệu đảo chiều nhanh hơn Tuy nhiên, việc này cũng có nhược điểm của nó, đó là khiến nhà đầu tư bắt sai tín hiệu đặc biệt là các tín hiệu sóng hồi hoặc bulltrap, khiến nhà đầu tư lầm tưởng rằng xu hướng đã đảo chiều, nhưng thực ra lại chưa phải.
Nhà đầu tư không cần lo lắng cách tính toán và vẽ các đường EMA, hay SMA. Tất cả cách tính và cách vẽ đều được các công cụ phân tích kỹ thuật trợ giúp. Vấn đề chính của nhà đầu tư đó chính là hiểu được ý nghĩa và vận dụng hợp lý trong quá trình đầu tư.
IV. Nên sử dụng đường trung bình động SMA hay EMA
Mỗi loại đường trung bình đều có ưu điểm và nhược điểm. Đối với đường EMA có thể giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm được các tín hiệu đảo chiều và thay đổi xu hướng nhưng lại khó tránh được các bẫy, các nhiễu bulltrap. Trong khi đó, các đường SMA, mặc dù phản ứng chậm với các diễn biến ngắn hạn, nhưng nó lại bám sát xu hướn nhất và có thể loại bỏ được các tín hiệu nhiễu ngắn hạn. Chính vì vậy, không có đường trung bình nào tốt hơn hay xấu hơn cả. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đường SMA để xác định xu hướng dài hạn và đường EMA để vào lệnh. có rất nhiều cách sử dụng đường trung bình di động, mời các bạn tham khảo bài viết tiếp theo.
Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:
- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0986.307.486 hoặc 0985.879.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email: [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/