Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể chọn một doanh nghiệp tốt để đầu tư thì phải đọc và hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó. Muốn như vậy, đầu tiên phải hiểu được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn một cách khái quát, một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các giai đoạn sau:

1.  Thành lập doanh nghiệp

Sau khi có ý tưởng xây dựng bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ, thì chủ doanh nghiệp phải đi đăng ký hoạt động kinh doanh. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cũng không quá phức tạp. Chủ doanh nghiệp có thể thuê tư vấn hoặc tự mình thực hiện. Điểm lưu ý nhất là phải xác định được lĩnh vực hoạt động và vốn điều lệ.

Vốn điều lệ chính là số vốn mà các thành viên hay cổ đông góp vào hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định. Vốn điều lệ sẽ được ghi vào điều lệ của công ty.

Các thành viên có thể góp vốn bằng các tài sản như tiền mặt, vàng, quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ...Khi đưa các tài sản của cá nhân vào vốn góp của công ty, các thành viên sẽ trở thành các chủ doanh nghiệp

2. Huy động vốn để có vốn kinh doanh:

Sau khi đăng ký kinh doanh, các thành viên sẽ góp vốn vào công ty theo cam kết. Và đây chính là vốn chủ sở hữu đầu tiên của công ty. Nếu lượng vốn chủ sở hữu ban đầu không đủ để doanh nghiệp hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải đi huy động vốn bằng một số cách như đi vay hoặc tiếp tục kêu gọi các cổ đông đầu tư góp vốn tiếp.

3. Mua sắm tài sản và thuê nhân công

Đây là bước quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đã có nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn này để mua sắm các tài sản cần thiết cho quá trình kinh doanh của mình. Đó là các tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, máy móc trang bị, dây chuyền công nghệ...Hay các tài sản ngắn hạn như nguyên vật liệu ban đầu... Và đương nhiên phải có yếu tố con người vận hành các tài sản trên.

4. Tiến hành sản xuất

Đây là bước tiếp theo trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động sẽ sử dụng các tài sản như máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu... để sản xuất hàng hóa. lượng thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất gọi là hàng tồn kho. Khi hàng tồn kho hoàn thiện dưới dạng thành phẩm, thì sẽ được mang đi tiêu thụ

5.Tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được doanh nghiệp mang đi tiêu thụ và thu tiền về. Tổng giá trị lượng hàng bán được gọi là doanh thu.  Doanh thu này sau đó được sử dụng để bù đắp các chi phí như chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay... và sau khi nộp thuế, số tiền còn lại gọi là lợi nhuận sau thuế.

Quá trình tiêu thụ sản phẩm, khách hàng có thể đã nhận hàng của doanh nghiệp nhưng chưa trả tiền. Số tiền này vẫn tính vào doanh thu, đồng thời trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp sẽ ghi nhận một khoản tài sản gọi là khoản phải thu.

6. Phân phối lợi nhuận

Sau khi có lợi nhuận sau thuế, chủ doanh nghiệp sẽ phân phối lợi nhuận vào các quỹ như quỹ nghiên cứu phát triển, quỹ sắp xếp doanh nghiệp và  chia cổ tức cho các cổ đông. Số tiền còn lại gọi là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và số tiền này được bổ sung vào vốn chủ sở hữu ban đầu. Làm tăng vốn chủ lên.

Sau đó doanh nghiệp lại tiếp tục quá trình kinh doanh của mình.

Trên đây là các quá trình kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Hiểu được quá trình này, sẽ giúp nhà đầu tư thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

Thanh - IFT

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập