Nhận định thị trường ngày 22/9/2016

I. Nhận định thị trường ngày 22/9/2016

VN-Index đóng cửa tại 671,38 (+2,9 điểm tương đương 0,43%). Thanh khoản giảm về mức trung bình với 112,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Thị trường có 4 phiên liên tiếp và đồ thị nến ngày xuất hiện “gap” kèm theo một cây nến Doji, cho thấy tâm lý chốt lời ngắn hạn của nhà đầu tư thị. do vậy theo dautuxuhuong.com, thị trường có thể rung lắc trong 1-2 phiên tới khi Vnindex tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh 680. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn khá tích cực. Đồ thị VNINDEX ngày 22-9-2016 Đồ thị VNINDEX ngày 22-9-2016[/caption] Nhà đầu tư nên chú ý quan sát tại vùng 680 điểm. Nếu áp lực bán mạnh thì cần cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn. Việc gia tăng tỷ trọng chỉ nên tiến hành khi VN-Index vượt 680 thuyết phục hoặc điều chỉnh về mức hỗ trợ xung quanh 660

II. Nhận định các nhóm ngành

2.1. Các mã ngân hàng: biến động trái chiều và tăng với VCB tăng dù CTD đóng cửa tại tham chiếu trong khi BID giảm. ACB giảm, trong khi EIB; STB & MBB tăng. - Tin cổ phiếu – RESCO thông báo đăng ký bán cổ phần tại HDBank - Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (RESCO) đã đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu, tương đương 0,37% tại HDBank (ngân hàng có trụ sở tại TPHCM). Giá chào bán ban đầu của RESCO là 11.300đ/cp. Nếu thoái vốn thành công, RESCO sẽ thu về ít nhất 33,9 tỷ đồng. - Tin cổ phiếu – STB thoái toàn bộ vốn khỏi đầu tư không chủ chốt. REE có thể là người mua - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) đã bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu, tương đương 9,17% tại CTCP Cấp nước Nhà Bè (NBW) vào này 20/9/2016. Trong khi đó, CTCP Cơ điện lạnh (REE) đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu NBW từ ngày 16/9 – 14/10/2016. 2.2. Các mã tài chính phi ngân hàng: tăng dẫn đầu là BVH tăng mạnh dù PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán biến động trái chiều với HCM tăng trong khi SSI & VND đóng cửa tại tham chiếu. 2.3. Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng: biến động trái chiếu và tăng với VNM giảm trong khi MSN & KDC đều tăng. FPT tăng mạnh và MWG & PNJ cũng tăng. -Tin đồn thị trường – Giá cổ phiếu FPT tăng mạnh trước tin đồn về khả năng SCIC thoái vốn – Giá cổ phiếu FPT (Mua vào) đã tăng mạnh hôm nay trước tin đồn cũ SCIC có thể thoái 5,9% cổ phần FPT trong năm nay. Trên thực tế, đây không phải là thông tin mới nhưng được tăng thêm tính thời sự sau khi việc thoái vốn ở các DNNN khác của SCIC (chẳng hạn như VNM) được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Cho dù tin đồn trên là có căn cứ hay không thì chúng tôi từ lâu vẫn cho rằng FPT là cổ phiếu đáng chú ý nhờ có định giá rẻ và triển vọng tăng trưởng được cải thiện vì công ty sẽ gần như không còn phải ghi nhận chi phí cao từ FPT Telecom do chuyển đổi cáp đồng sang cáp quang cộng thêm khả năng tách khỏi hoặc thoái vốn toàn bộ mảng bán buôn & bán lẻ. -Tin doanh nghiệp – CTCP Dầu Thực vật Tường An (TAC) thông báo vào ngày 16/9/2016 đã nhận được Hồ sơ đăng ký chào mua công khai từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC). Theo hồ sơ nhận được, KDC sẽ mua 12.337.310 cổ phiếu TAC, tương đương 65% cổ phần với giá 78.000đ/cp thông qua chào mua công khai. Nguồn vốn để mua cổ phiếu là từ thặng dư vốn cổ phần của KDC. Thời gian thực hiện là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày KDC nhận được phê duyệt từ UBCKNN. Hiện tại, KDC không sở hữu chính thức bất kỳ cổ phần nào của TAC mặc dù vậy công ty sở hữu 24% Vocarimex, doanh nghiệp đang sở hữu 27% cổ phần TAC. Chúng tôi dự báo trong năm 2016, TAC sẽ đạt doanh thu thuần 4.052 tỷ đồng, tăng trưởng 13% và LNST đạt 79 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9%. Với giá chào mua là 78.000đ/cp thì P/E dự phóng tương ứng là 18,6 lần và P/B là 2,8 lần. Giá cổ phiếu TAC đã tăng 35% kể từ đầu tháng 9 sau khi KDC thông báo sẽ mua lại công ty này. Vì vậy, giá chào mua của KDC thấp hơn 14% so với giá đóng cửa của cổ phiếu hôm nay, là 90.900đ/cp. Mục tiêu của KDC trong thương vụ này là phát triển ngành kinh doanh chủ chốt của TAC và xây dựng TAC trở thành một công ty hàng tiêu dùng niêm yết hàng đầu. Cụ thể, KDC sẽ hỗ trợ TAC củng cố tình hình tài chính, cải thiện hoạt động mua hàng, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Trong nhiều năm qua, Vocarimex là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho TAC. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự thay đổi đáng kể sau khi KDC tiếp quản công ty này. 2.4. Cổ phiếu dầu khí: biến động trái chiều với GAS tăng trong khi PVD; PVS và PXS đều giảm. - Tin doanh nghiệp - Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) có kế hoạch mua tối đa 1 triệu cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu sau khi giá cổ phiếu KSB đã giảm 30% trong 1 tháng rưỡi qua. Thời gian mua cổ phiếu quỹ là từ ngày 29/9 – 28/10/2016 thông qua giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh. 2.5. Cổ phiếu ngành sản xuất: nhìn chung tăng với HPG; NKG; BMP; CSM; DRC; RAL; HHS; TCM; TMT và PAC tăng. HSG; DQC và TTF giảm trong khi STK đóng cửa tại tham chiếu. 2.6. Cổ phiếu BĐS: biến động trái chiều với VIC; DXG; KDH; KBC; NLG; SJS và TDH tăng. Tiếp đó, BCI; CII và DIG đóng cửa tại tham chiếu. Trong khi đó, CTD giảm. -Tin doanh nghiệp – Tập đoàn Ayala sẽ bán cổ phần tại công ty con Vinaphil cho CII. Không ảnh hưởng nhiều đến công ty – Tập đoàn Ayala, một công ty Philippines đã thông qua kế hoạch bán toàn bộ cổ phần của họ tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Vinaphil. Vinaphil là liên doanh giữa CII (Mua vào) và Ayala trong đó CII nắm 49,5% và Ayala nắm 49% với mục đích đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Vinaphil hiện nắm 49% dự án xa lộ Hà Nội mở rộng (CII B&R nắm 51% cổ phần còn lại). Ayala chỉ muốn tập trung vào các dự án hạ tầng nước – Trước đây, CII và Ayala dự kiến hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng; theo đó đã thành lập Vinaphil với ý định CII sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án cầu đường sang cho Vinaphil. Tuy nhiên, Ayala sau đó quyết định chỉ muốn tập trung vào các dự án hạ tầng nước thay vì cầu đường. Sau sự thay đổi chiến lược này, CII đã chuyển nhượng các dự án của mình sang cho LGC và đổi tên công ty thành CII B&R với sự tham gia của MPTC. Theo đó khoản đầu tư của Ayala vào Vinaphil không còn nhiều ý nghĩa. Hiện Ayala vẫn nắm 31,47% cổ phần SII thông qua công ty con là Manila Water và 7% cổ phần CII. Kết quả là CII sẽ nắm lại toàn bộ cổ phần dự án xa lộ Hà Nội mở rộng – CII gần đây đã công bố sẽ mua lại 49% cổ phần Vina - phil từ Ayala, theo đó nắm 99,5% cổ phần công ty này. Đến cuối năm nay, thương vụ này sẽ được thực hiện. Như vậy CII sẽ trực tiếp nắm 49% và gián tiếp nắm 25% cổ phần dự án xa lộ Hà Nội mở rộng thông qua công ty con (CII nắm 49% cổ phần CII B&R). Dự án này có chiều dài 15,7km gồm 16 làn đường từ cầu Sài Gòn 2 đến cầu Đồng Nai; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018. Đây là dự án BOT và CII được hưởng quyền thu phí trong 12 năm từ 2018 đến 2029. Tỷ lệ IRR cam kết của dự án là 14%. Chi phí đầu tư là khoảng 5.735 tỷ đồng với tỷ lệ nợ:vốn tự có là 80:20. HSC ước tính LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ Q3 của CII sẽ tăng 96% so với cùng kỳ - chúng tôi ước tính CII sẽ ghi nhận khoảng 220 tỷ đồng lãi vào thu nhập HĐ tài chính từ trái phiếu hoán đổi phát hành cho MPTC vì gần đây MPTC đã hoán đổi phần trái phiếu hoán đổi còn lại với giá trị 529 tỷ đồng thành 29,4 triệu cổ phiếu LGC. CII sẽ chuyển nhượng 29,4 triệu cổ phiếu LGC sang cho MPTC để giảm tỷ lệ sở hữu tại LGC xuống còn 49%. Cộng với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, chúng tôi ước tính công ty có thể ghi nhận 300 tỷ đồng LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ trong Q3 (tăng 96% so với cùng kỳ). Do đó chúng tôi ước tính LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ 9 tháng đạt 465 tỷ đồng (giảm 33% so với cùng kỳ) và hoàn thành 55% kế hoạch cả năm. Gần đây, CII B&R đã tăng tỷ lệ sở hữu tại dự án BOT Cầu Rạch Miễu lên 51% từ mức 49,75% trước đó, trong khi CII bán 49% cổ phần tại dự án BOO Nhà máy nước Đồng Tâm với giá vốn 185,4 tỷ đồng, và không có lợi nhuận ở đây. Cho năm 2016, HSC dự báo doanh thu thuần là 1.126 tỷ đồng (giảm 36% so với năm 2015) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 779 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) với những giả định sau: (1) Tổng doanh thu thu phí cầu đường là 389 tỷ đồng (giảm 31% so với năm 2015) sau khi tạm thời giảm cổ phần tại CII B&R về 49%. (2) Mảng nước và xây dựng sẽ lần lượt đóng góp doanh thu khoảng 182 tỷ đồng (giảm 69% so với năm 2015) và 541 tỷ đồng (tăng trưởng 21%). (3) Chúng tôi ước tính CII sẽ ghi nhận lợi nhuận tài chính 142 tỷ đồng từ bán cổ phần tại công ty con Trường Thuận Phát. (4) Và ghi nhận 424 tỷ đồng từ trái phiếu chuyển đổi phát hành cho MPTC là thu nhập tài chính sau khi MPTC chuyển đổi toàn bộ trái phiếu hoán đổi thành cổ phiếu LGC và CII cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại CII B&R xuống 49% trong Q3 năm nay. Theo đó, dự phóng EPS pha loãng là 2.863đ/cp định giá công ty với PE dự phóng là 10 lần trong khi đó PB là 1,6 lần. Cho năm 2017, HSC dự báo doanh thu thuần đạt 2.774 tỷ đồng (tăng trưởng 146%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 940 tỷ đồng (tăng trưởng 21%) với các giả định; (1) Chúng tôi giả định doanh thu thu phí cầu đường sẽ tăng đạt 720 tỷ đồng (tăng trưởng 85%) sau khi CII tăng cổ phần tại LGC trở lại ít nhất 51% và sau đó hợp nhất doanh thu và lợi nhuận của LGC. (2) Chúng tôi cũng dự báo hoạt động xây dựng đóng góp 298 tỷ đồng (tăng trưởng 64%) doanh thu và mảng nước đóng góp 646 tỷ đồng (tăng trưởng 19%) doanh thu. (3) Tiếp đó, chúng tôi dự báo CII sẽ ghi nhận 792 tỷ đồng doanh thu từ dự án Thủ Thiêm do công ty đã khởi công xây dựng 116 căn hộ của khu chung cư Lakeview. Theo đó, chúng tôi ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ là 940 tỷ đồng (tăng trưởng 21%), theo đó EPS pha loãng là 3.401đ/cp. Ở mức giá cổ phiếu hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với PE dự phóng là 8,4 lần. Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá MUA VÀO - Tiềm năng tăng trưởng tốt với nhu cầu lớn về cải thiện cơ sở hạ tầng xuống cấp ở khu vực quanh TPHCM trong 10 năm tới rõ ràng là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu lớn nhất hiện tại. Thực tế là định giá cổ phiếu có vẻ vẫn khá rẻ theo quan điểm của chúng tôi cũng là một yếu tố hỗ trợ ở đây. Một lưu ý là lợi nhuận của công ty vẫn phụ thuộc vào các khoản lợi nhuận tài chính. Dù vậy, việc tái cấu trúc CII theo mô hình tập đoàn cùng với sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoài ở nhiều cấp độ khác nhau đã đem lại cho công ty những lợi thế về cải thiện năng lực chuyên môn, tăng quy mô kinh doanh và khả năng tiếp cận vốn. Chúng tôi cũng đặc biệt ưa thích sự tham gia của công ty trong đề án xây dựng hệ thống đường trên cao tại TPHCM, được xem là giải pháp cho thực trạng giao thông ngày càng tồi tệ trong thành phố và đây cũng là dự án cho lợi nhuận hấp dẫn. 2.7. Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản: biến động trái chiều và tăng với HAG; PAN; BFC; BHS và VFG tăng. Trong khi đó, HNG; GTN; SBT và VHC giảm 2.8. Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải: nhìn chung tăng với NT2; PPC; VCH; VSC và GMD tăng. Trong khi đó VNS giảm. Tin ngành – Hãng hàng không Korean Air Lines chấp thuận cấp một khoản vay cho hãng tàu Hanjin để giúp đỡ hãng tàu này. Thông tin tích cức đối với các công ty logistic Việt Nam – Các công ty cảng biển và vận tải trên toàn thế giới chắc hẳn hôm nay đã thở phào nhẹ nhõm khi HĐQT Hãng hàng không Korean Air Lines – cổ đông lớn nhất của Hanjin – đã chấp thuận cấp khoản vay 60 tỷ Won, tương đương 54 triệu USD, để giúp đỡ Hanjin.

III. Các tin vắn khác

3.1. USD và vàng đua nhau tăng giá (HNMO) –Sau một số phiên đi xuống, sáng nay giá vàng trong nước đảo chiều tăng 100.000 đồng, lên 36,40 triệu đồng/lượng. Trên thị trường ngoại hối, giá USD “đội” 10 VND. Lúc gần 9h ngày 22/9 giá vàng miếng SJC tại TP HCM được niêm yết phổ biến là 36,05 triệu đồng/lượng-36,30 triệu đồng/lượng (mua vàobán ra), tăng 90.000 đồng và 100.000 đồng/lượng mỗi chiều so với cuối ngày hôm trước. Ở Hà Nội, giá vàng miếng cùng thương hiệu tăng 80.000 đồng và 70.000 đồng, lên 36,26 triệu đồng/lượng-36,32 triệu đồng/lượng; lúc mở cửa giá chạm mức 36,28 triệu đồng/ lượng-3635 triệu đồng/lượng. Hiện giá vàng thế giới quy đổi là 35,90 triệu đồng/lượng, đang thấp hơn giá trong nước khoảng 400.000 đồng/lượng. Như vậy, chênh lệch giá giữa hai thị trường co mạnh do giá vàng trong nước tăng chậm hơn giá thế giới. Hôm nay thị trường ngoại hối có sự biến động đáng chú ý. Giá USD tại ngân hàng nơi tăng nơi giảm. Chẳng hạn, Eximbank đang niêm yết giá đồng bạc xanh là 22.270 VND-22.350 VND (mua vào-bán ra), giảm 5 VND chiều mua nhưng tăng 10 VND chiều bán so với hôm qua; Vietcombank cũng hạ 5 VND chiều mua và tăng 10 VND chiều bán, giao dịch là 22.275 VND-22.345 VND; Sacombank để ở mức 22.270 VND-22.350 VND, giữ nguyên so với hôm qua; Techcombank để là 22.250 VND- 22.360 VND so với mức 22.260 VND- 22.365 VND hôm trước. 3.2. Đưa Hà Nội thành trung tâm khởi nghiệp quốc gia (HNMO) - Từ nay đến năm 2020, Hà Nội đặt mục tiêu thành lập 200.000 doanh nghiệp (DN) mới và để đạt được chỉ tiêu này, cùng với cả nước Thành phố cần phải xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp (start up) cùng các giải pháp đồng bộ khác. Đó là nội dung quan trọng của buổi hội thảo quốc tế “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Bài học thực tiễn từ Israel” do UBND TP. Hà Nội, ĐSQ Israel và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức ngày 21-9. Cũng tại hội thảo này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giao UBND TP. Hà Nội thí điểm xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các DN start up một cách bài bản để trở thành Trung tâm khởi nghiệp quốc gia. (nguồn công ty HSC)

Để nhận được các khuyến nghị cổ phiếu chuyên sâu, xác định điểm mua/bán, giá mục tiêu và giá cutlost Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Đầu Tư Xu Hướng theo một trong các cách sau:

- KÊNH ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN: TẠI ĐÂY
- Livechat ở bên góc phải màn hình.
- Hotline: 0985.839.385
- Skype: dautuxuhuong
- Email:  [email protected]
- Fanpage: www.fb.com/dautuxuhuong/

IFT Admin

Bình luận

Thông báo!Phần này chỉ thành viên mới có quyền bình luận bài viết. Đăng nhập